Nhóm tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường thpt nam khoái châu (Trang 39 - 45)

3.2.2.1. Biện pháp1: Đổi mới bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp

a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng bộ máy tổ chức chỉ đạo và thực hiện hoạt động GDHN trong trường THPT Nam Khoái Châu sao cho hiệu quả cao nhất. Chỉ khi bộ máy chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp được vận hành tốt, hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới mang lại kết quả thiết thực cho học sinh trường THPT Nam Khoái Châu

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nhà trường thành lập Ban hướng nghiệp gồm những người chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Ban hướng nghiệp cần có các thành phần gồm Ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ đoàn trường.

- Có sự phân cấp quản lý, có phân công cụ thể cho từng bộ phận và tạo ra sự chủ động trong các bộ phận: Bộ phận phụ trách giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy các môn văn hoá, Bộ phận phụ trách giáo dục hướng nghiệp thông qua dạy môn công nghệ, Bộ phận phụ trách giáo dục hướng nghiệp thông qua sinh hoạt hướng nghiệp và tổ chức hoạt động ngoại khoá.

- Từng bộ phận phải có kế hoạch hoạt động cụ thể và trình lên Ban giám hiệu từ đầu năm để Ban hướng nghiệp xem xét, thống nhất kế hoạch hoạt động chung.

3.2.2.2. Biện pháp 2: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường

a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Đội ngũ làm công tác hướng nghiệp là lực lượng chủ yếu quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác hướng nghiệp. Muốn giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả cao thì phải xây dựng đội ngũ hướng nghiệp giỏi. Đây cũng là mục đích chính của biện pháp này.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đặc thù trường THPT Nam Khoái Châu là giáo viên nhà trường có nhiều nhiệm vụ phải thực hiện nên không nhiều người có thời gian đầu tư một cách nghiêm túc cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Trong khi đó, nhà trường có nhiều học sinh có năng lực tốt, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động xã hội, đã từng tham gia vào các tổ chức xã hội khác nhau và hoạt động hiệu quả ở các tổ chức đó. Bởi vậy, đội ngũ hướng nghiệp của trường THPT Nam Khoái Châu sẽ không chỉ toàn giáo viên mà có thể đào tạo chính học sinh nhà trường cùng tham gia làm công tác hướng nghiệp.

- Đội ngũ hướng nghiệp cần phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Việc đào tạo có thể thực hiện qua các khoá học ngắn, các chương trình tập huấn của bộ, của sở. Ban hướng nghiệp của nhà trường phải có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo riêng cho đội ngũ hướng nghiệp nhà trường. Việc xây dựng chương trình đào tạo này phải dựa trên cơ sở chương trình hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo, kết hợp với các chương trình giáo dục hướng nghiệp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia về giáo dục hướng nghiệp.

Sau khi xây dựng nội dung bồi dưỡng thích hợp cần có các hình thức bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo viên, học sinh vì họ còn phải làm nhiều công việc khác. Phương thức bồi dưỡng phải được cải tiến theo hướng phân hoá nội dung, đa dạng và linh hoạt về hình thức để làm sao phù hợp được với điều kiện công tác của mỗi người. Có thể sử dụng các hình thức sau: Bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ; Bồi dưỡng theo chương trình của Sở Giáo dục - Đào tạo; Bồi dưỡng theo nội dung hướng nghiệp của trường; Tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua đọc sách, khai thác mạng; Tham quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, học hỏi ở các trường khác…

Việc đào tạo đội ngũ hướng nghiệp phải được tiến hành sao cho sau khi đào tạo họ có đủ thông tin, đủ năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ.

3.2.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT

a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Nội dung giáo dục hướng nghiệp là yếu tố then chốt trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nội dung giáo dục hướng nghiệp cần phải thiết thực, phải gần gũi với học sinh, phải chứa đựng nhiều thông tin. Nội dung giáo dục hướng nghiệp tốt sẽ thu hút được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh và các đối tượng có liên quan. Bởi thế, biện pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu cần phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm học sinh nhà trường và nhu cầu các em cần tìm hiểu về ngành nghề. Do học sinh nhà trường đã có định hướng nghề khá đúng, tuy nhiên hiểu biết về nghề còn nghèo nàn nên nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Nam Khoái Châu ngoài nội dung định hướng nghề phải tập trung vào nội dung tư vấn nghề.

- Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu cũng cần được cụ thể hoá cho từng bộ phận triển khai: Nội dung giáo dục hướng nghiệp qua các môn học văn hoá được tiến hành đào tạo cho toàn bộ giáo viên nhà trường, nội dung giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ được đào tạo cho giáo viên môn công nghệ, nội dung giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp, hoạt động ngoại khoá được đào tạo cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn và các học sinh tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp.

- Nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu cũng cần được cụ thể hoá cho các nhóm khối khác nhau bởi định hướng nghề nghiệp của các em khác nhau.

3.2.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm nhà trường

a. Mục đích và ý nghĩa biện pháp

Mục đích của biện pháp nhằm đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp mới thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh học sinh, gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp. Nhờ đó quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp sẽ đạt kết quả tốt hơn.

- Hiện nay, giáo dục hướng nghiệp trong trường vẫn được thực hiện theo các hình thức tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua các môn văn hoá, giáo dục hướng nghiệp qua môn công nghệ, giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên với đặc điểm học sinh trường THPT Nam Khoái Châu năng động, sáng tạo thì hình thức hiệu quả hơn cả là giáo dục hướng nghiệp qua sinh hoạt hướng nghiệp và hoạt động ngoại khoá. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT Nam Khoái Châu nên phát triển theo hướng này.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nên được tổ chức thường xuyên và có sự tham gia của học sinh tất cả các khối chứ không chỉ khối 12, bởi học sinh nhà trường ngay từ lớp 10 đã bắt đầu hình thành định hướng chọn nghề. Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nên được tổ chức dưới hình thức tọa đàm theo các nội dung nhất định, tuy nhiên nên được chia thành các nhóm: nhóm các buổi tọa đàm hướng nghiệp cho học sinh khối tự nhiên, cho học sinh khối xã hội, cho học sinh khối ngữ, nhóm các buổi tọa đàm du học ở các nước khác nhau, nhóm các buổi tọa đàm về các ngành nghề nhất định…

- Tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ở các lớp có thể theo hình thức mời chính phụ huynh học sinh lớp đó đến chia sẻ về công việc của mình và giải đáp thắc mắc của học sinh.

- Tổ chức các buổi tham quan các cơ sở sản xuất, các công ty, xí nghiệp hay các làng nghề nhằm cho học sinh tiếp cận với các công việc cụ thể. Có thể phối hợp với các cơ sở cho học sinh tham gia làm việc cùng ở một vị trí trong một ngày: Một ngày làm bác sỹ, một ngày làm giáo viên, một ngày làm nhân viên văn phòng….

- Giáo dục hướng nghiệp thông qua phòng hướng nghiệp và câu lạc bộ hướng nghiệp: Ban giám hiệu, giáo viên sẽ phối hợp với Đoàn trường để thành lập phòng hướng nghiệp. Phòng hướng nghiệp là nơi lưu trữ các thông tin về các trường học, các ngành nghề trong nước và nước ngoài, các thông tin cập nhật về tuyển sinh trong nước, về vấn đề du học ở nước ngoài (tương

lai). Tại đây, học sinh được đọc, tìm hiểu các thông tin vê các vấn đề các em quan tâm liên quan đến nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp. Tại phòng luôn có các tình nguyện viên tư vấn hướng nghiệp cho các em. Tình nguyện viên hỏi han, khảo sát về năng lực, sở thích của các em đưa ra cho các em lời tư vấn về chọn nghề. Các tình nguyện viên là những giáo viên, học sinh quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp, tình nguyện đóng góp công sức để nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đã được đào tạo về hướng nghiệp một cách bài bản. Các tình nguyện viên hoạt động trong câu lạc bộ hướng nghiệp mà người đứng đầu có thể là một giáo viên hoặc một thành viên trong ban chấp hành đoàn trường, câu lạc bộ hoạt động có nguyên tắc hoạt động rõ ràng, có kế hoạch và nội quy rõ ràng. Hoạt động của câu lạc bộ phải nằm dưới sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Câu lạc bộ hướng nghiệp cũng phối hợp với ban giám hiệu, đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm … trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp khác.

3.2.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để công tác giáo dục có hiệu quả, cần có đủ phương tiện, thiết bị tương ứng với nội dung và hình thức đào tạo. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đủ để phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động này. Cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường cần đảm bảo để các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tiến hành thuận lợi.

- Cơ sở vật chất cho các hoạt động ngoại khoá:

Hội trường để tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp gồm có: Đèn chiếu, đầu đọc đĩa, máy quay phim, máy chụp hình, loa, đài, micro…

Phòng sinh hoạt hướng nghiệp được xây dựng với nguyên tắc đảm bảo đủ tài liệu để học sinh tra cứu thông tin, đủ điều kiện diễn ra hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Phòng sinh hoạt hướng nghiệp gồm các cơ sở vật

chất: Máy vi tính nối mạng Internet, giới thiệu các trang Web phục vụ công tác hướng nghiệp, cài đặt chương trình trắc nghiệm tâm lí, trắc nghiệm năng lực; Kế hoạch các hoạt động giáo dục hướng nghiệp của trường, khối lớp; Tư liệu hướng nghiệp: Danh mục nghề nghiệp trên thế giới, trong nước, địa phương; tủ sách về lao động nghề nghiệp; danh mục sách báo tham khảo….; Tư liệu giới thiệu các nghề, việc làm phổ biến tại địa phương; Thông tin về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp, các nghề mới, các nghề đang cần lao động, các văn bản về kế hoạch phát triển của huyện và tỉnh…

- Giáo dục hướng nghiệp cần có nguồn tài chính ngoài kinh phí từ ngân sách vì kinh phí từ ngân sách chi cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rất ít. Nhà trường cần xây dựng nguồn lực tài chính để phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp. Ngoài ngân sách được cấp phát cho hoạt động giáo dục chung của trường được chuyển sang, cần vận dụng công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục hướng nghiệp để có thêm kinh phí cho hoạt động, kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, của các xí nghiệp, công ty.

Một phần của tài liệu skkn biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường thpt nam khoái châu (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w