I. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪN GU MINH 1.1)Vị trí địa lí:
1.5)Tài nguyên nhân văn:
1.5.1)/Các món ăn đặc sản: Bồn bồn:
Cà Mau là xứ nổi tiếng với món mắm ba khía và dưa bồn bồn. Bồn bồn được tìm thấy nhiều tại những đồng ruộng, bãi, cù lao. Bồn bồn tươi có thể chế biến được rất nhiều món ăn như dùng trong các món lẩu, trộn gỏi xào tép…và đặc biệt là đem nấu với nước dừa. Bồn bồn chọn lấy phần non trắng,
cắt riêng gốc, ngọn. Phần gốc nếu củ hủ dừa lớn đem chẻ làm đôi. Vắt nước cốt dừa để riêng, lấy nước thứ hai bắc lên bếp nấu trước, đợi nước sôi bỏ phần bồn bồn vào. Nêm nếm vào ít đường, chút muối cho món ăn thêm đậm đà. Chừng nào bồn bồn chín hẳn gần nhắc nồi xuống cho nước cốt dừa vào. Bồn bồn tươi nấu dừa ăn vừa lạ miệng, vừa dai dai, có vị ngọt riêng của bồn bồn còn tươi non, vừa có vị béo ngọt của nước cốt dừa. Vì đây là món ngọt nên để cân đối thì phải ăn với món mặn đặc biệt là ăn với cá sặc kho tiêu.
Cá lóc kho tộ:
Trong văn hóa ẩm thực, miếng ăn là nơi cội nguồn. Ngày mỗi ngày được tiếp thu sáng tạo. Từ con cá, hạt muối người chế biến đã biết đưa dần những phụ gia có những hương vị hạp nhau, tác động tương hỗ để chất lượng món ăn nâng cao hơn, bổ sung cho nhau những chất bổ dưỡng, điều phối qui luật âm dương cân bằng. Từ đó, củ gừng cay, chân hành nồng, trái ớt chín
đỏ, nước màu dừa sánh mật ong…đã góp thêm hương vị, thêm sắc cho Cà Mau. Cá dành kho tộ phải thật tươi. Có thể chọn cá lóc, cá bông lau, cá tra, cá hú, cá chẽm. Một tô cá dành cho 4 người ăn cần khoảng 250g cá, nước màu đường (hoặc nước màu dừa), một muỗng canh, thịt ba rọi và các gia vị khác như bột ngọt, nước mắm, ớt, tỏi, gừng, tiêu, hành lá…Cá làm thật sạch, chọn phần giữa cắt khúc dày khoảng 1 phân rưỡi. Thịt ba rọi cắt từng miếng mỏng. Chân hành phần trắng đập dập, phần cọng xanh cắt nhỏ. Ớt đỏ xắt sợi, tỏi băm ướp cá, thịt với các gia vị trên. Cho mỡ hoặc dầu vào tô nóng, cho một muỗng canh đường vào tộ đảo đều đến độ có màu vàng nâu cho cá, thịt đã ướp vào, xóc đều. Cho tiếp nước dừa hoặc nước dùng vừa đủ xâm xấp, kho cá bằng lửa nhỏ, vớt bọt cho đến khi nước sền sệt, cho tiếp ớt, hành, rưới một ít mỡ cho cá bóng, vàng nâu trông thật hấp dẫn. Món cá kho tộ ăn với cơm trắng, có thể dọn kèm thêm xà lách, rau thơm, dưa leo, cà chua… vừa tăng thêm vị vừa tạo thêm các sinh tố có từ rau quả tươi sống.
Mắm cá lóc đu đủ:
Cứ như một chu kì của thời tiết trong năm, mỗi khi có gió bấc trở mùa là báo hiệu một mùa làm đìa của người nông dân, thu hoạch các loại cá đồng về đìa sau những ngày nước nổi đi kiếm ăn, đã tích tụ đủ năng lượng sống qua mùa khô hạn, đến khi sa mưa lại sinh sôi nảy nở. Cá thu hoạch lớp giữ lại để nhân giống, lớp đem bán nhưng người nông dân không quên giữ lại làm mắm
hoặc phơi khô dự trữ ăn dần. Với món mắm cá lóc trộn đu đủ, sau khi những con cá no tròn được nhận mắm trong những lu, khạp đến độ bốc mùi thơm ngon, thịt
mắm trông đỏ đượm, người ta bắt đầu dỡ ra trộn thêm thính được làm từ gạo rang giã nhuyễn, ướp thêm ít đường phèn, rồi nhận sang hủ nhỏ là đã có được một món mắm sống. Ở U Minh người ta trộn thêm đu đủ để làm cho mắm thêm phần đặc sắc. Người ta chọn trái đu đủ vừa mới hườm hườm, nạo thành sợi mỏng rồi đem trộn với mắm cá lóc sau khi đã lọc bỏ xương thái thành miếng mỏng, thêm một ít bì da heo rồi trộn đều. Khi mắm đã thấm vào những thứ gia vị hòa quyện thành một mùi thơm đặc trưng, cho thêm ới trái xắt mỏng vào sẽ có một màu trông thật bắt mắt. Khi ăn trộn thêm một ít gừng già xắt sợi sẽ rất thơm ngon. Món mắm này có thể dùng với cơm hoặc có thể ăn kèm với bún và rau sống.
Đọt rau lang luộc:
Rau lang là một loại rau rất phổ biến ở vùng nông thôn Cà Mau. Dây khoai lang ở Cà Mau trồng chủ yếu trước hết là lấy lá, đọt. Những đôt rau lang ăn rất ngon, ngọt hơn rau muống. Rau lang hái vào để cho ráo mủ, lặt rau lang cũng như lặt rau muống, lặt tước bỏ hết những phần vỏ
nhám bên ngoài. Khi luộc rau lang, xếp lại thành nắm. Khi nước sôi cầm nắm rau lang dựng đứng trong nồi quay phần già xuống trước, dùng đũa giữ phần ngọn của nắm rau lang quay lên trên. Đợi chừng nào phần dưới hơi mềm đảo đều chung cho cả mớ rau chín là có thể ăn được. Dùng chung với rau lang là những món tương như tương kho, tương hột nhưng đặc trưng nhất là nước mắm thấm. Món này được chế biến từ tương hột giã mịn, sả bằm, đậu phộng rang, nước cốt dừa.
Vào mùa mưa những cây nhãn lồng cũng như các loài cây ở vùng quê mọc rất nhiều, rất nhanh và rất ngon. Những chiếc lá non được luộc trong nước vừa chín tới vẫn giữ được màu rau
xanh non. Món này được dùng với với nước chấm được chế biến từ tương hột. Nạo dừa khô vắt lấy một chút nước cốt rồi đổ tương vào xào lên thêm chút đường, chút ớt.
Đọt choại xào tép:
Choại là loại dây leo thường sống trên thân cây tràm, dây choại người dân dùng để làm nhà, buộc các loại cột, kèo rất chắc chắn. Đối với nghề thủ công mỹ nghệ, dây choại dùng cho việc đan lát bởi nó rất dẻo và dai.
Qua những cơn mưa đầu mùa, cũng như những loài thực vật khác, choại bắt đầu đâm chồi. Đọt choại non xanh mơn mởn bám đầy trên những thân cây tràm. Chọn những đọt to tròn đem về rửa sạch. Tép bạc rửa
sạch, lột vỏ xào chung với đọt choại, nêm nếm cho vừa ăn là đã có một món ăn vừa nhanh vừa đậm đà hương vị của vùng rừng U Minh. Ngoài ra, đọt choại còn có thể dùng chung với lẩu mắm, trụng từng mớ đọt choại xanh non vào lẩu đến khi đọt choại vừa mềm gắp ra từng đũa thơm lừng rất ngon.
Chuột đồng:
_ Chuột đồng xào lá cách: chọn những con chuột thật ngon trụng vào nước sôi, lột da, làm sạch rửa kĩ, chặt thành từng miếng vừa ăn. Lá cách hái vào rửa sạch rồi đem xào với thịt chuột, cho chút gia vị vào là đã có một dĩa thịt chuột xào lá cách thơm ngon và bổ dưỡng.
_ Chuột đồng nấu chua cơm mẻ: Chuột còn sống đem trụng nước
sôi, cắt bỏ đầu, lột da, lột bỏ cả lớp mỡ quanh thân. Rửa sạch thịt và để cho ráo nước. Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước nóng cho cơm mẻ vào. Khi nước mẻ thât sôi, bỏ thịt vào luộc. Xem chùng thịt vừa chín, vớt ra để nguội, xé thịt bỏ
xương, trộn thịt với gia vị như bột ngọt, tiêu và rau răm, xong bày ra dĩa. Tiếp theo, bắp chuối cắt miếng to thả vào nước mẻ đang sôi, nêm nếm cho vừa ăn tắt lửa, bắc nồi xuống bếp, cho thêm ngò gai, ngò om, rau tần dày là, ớt trộn đều cho thơm, xong múc nước mẻ ra tô. Món này được ăn với cơm và phải ăn nóng mới có mùi vị thơm ngon. Khi ăn gắp thịt chắm nước mắm ngon giằm ớt. Dùng muỗng múc nước mẻ húp dần. Thịt chuột dai dai, ngọt lịm thơm nồng mùi rau răm, nước
mẻ nóng sốt chua ngọt có vị bắp chuối chan chát. Tất cả hòa quyện với vị mặn đậm đà của nước mắm ngon tạo nên hương vị đặc biệt.
Cá thòi lòi nấu canh chua cơm mẻ - chuối ghém:
Ở rừng U Minh, ngồi trên sàn nhà cầm trên tay chiếc cần câu là có thể câu được vô số cá thòi lòi. Loại cá này sống trong hang, chạy nảy trên mặt nước và kiếm ăn trong các bãi sình lầy. Thịt cá thòi lòi
ăn rất ngon, ngọt trông như thịt cá lóc. Nếu đem kho tiêu ăn với cơm nóng kèm chút rau đắng đất đồng quê chấm cùng thì rất ngon. Chọn một doạn thân cây chuối hột non, lấy những phần mềm ngon nhất, cắt nhỏ ngâm vào nước lã pha vào một ít muối hoặc nước giấm thanh cho chuối hết mủ. Cá thòi lòi làm sạch, rửa kĩ để cho ráo nước. Vớt một ít cơm mẻ ra rổ lược vừa đủ bữa ăn, trộn vào một ít muối cho con mẻ chết. Đến khi nồi nước dùng vừa sôi cho rổ cơm mẻ đã có sẵn vào lược để lấy phần nước chua cua mẻ, bỏ xác. Khi nồi nước dùng sôi đều trở lại thả cá vào độ vài phút, tiếp tục cho chuối ghém và các thứ gia vị vừa ăn cộng thêm một ít rau thơm như lá quế, ngò gai, ngò om…sả ớt bằm nhuyễn sấy mỡ cho thơm nêm vào là đã có một nồi canh chua tuyệt ngon. Món này dùng với cơm nóng.
Mật ong U Minh:
Đặc sản qui của rừng U Minh là mật ong. Vào mùa hoa tràm nở từ tháng 12 đế tháng 5 âm lịch. Hoa tràm thu hút từng tàn ong bay đến hút mật làm tổ. Đúng
vào dịp này dân địa phương len lõi vào rừng gác kèo cho ong làm tổ và thu mật mà người dân gọi một cách thú vị là đi ăn ong.
Mật ong có công dụng rất lớn trong đời sống như chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Mật ong ở rừng U Minh trong và vàng như nước cam. Mật đặc không bị pha trộn để lâu năm không đổi màu hay biến chất. Mật ong ở rừng U Minh Hạ là nguồn tài nguyên vô tận nhưng trong những năm gần đây nguồn mật ong bị suy giảm nhiều. Từ đó, nghề gác kèo ong mật cũng dần mai một.
1.5.2)Câu chuyện Bác Ba Phi:
Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, mất ngày 3 -11- 1964. Ông là tác giả của một kho tàng truyện kể dân gian truyền khẩu mang tính trào lộng, hài hước, cường điệu về con người và sản vật thiên nhiên của đất phương nam. Hiện nay các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã sưu tầm được 59 chuyện kể của Bác Ba Phi.