3.4.1)Tiềm năng du lịch sinh thái:
Cà Mau là vùng đất trẻ được khai phá vào cuối thế kỉ XVII, là địa phương duy nhất ở Việt Nam có biển Đông và biển Tây bao bọc. Quá trình bồi tụ của biển đã tạo nên bán đảo Cà Mau với những cảnh quan tuyệt đẹp và hệ sinh thái đa dạng.
Nhìn chung, tỉnh Cà Mau không có nhiều danh lam thắng cảnh di tích lịch sử văn hóa, song bù lại thiên nhiên đã ban tặng ưu đãi cho Cà Mau hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm – thứ tài nguyên vô giá mà trên thế giới chỉ một vài nơi có được như rừng U Minh, rừng đước Năm Căn…Rừng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều loài lưỡng cư, bò sát, động vật có vú và nhiều loài chim quí được ghi vào sách đỏ thế giới rất thích hợp cho việc phát triển du lịch nghiên cứu, tham quan dã ngoại…
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau một vùng đất màu mỡ và trù phú. Những cư dân nhiều đời nối tiếp định cư đã để lại cho Cà Mau hệ thống địa danh với những tên gọi như cồn Ông Trang, đầm Thị Tường, sông Ông Đốc…làm tăng thêm vẻ đẹp sinh động và bí ẩn cho vùng đất này.
Có thể nói Cà Mau là vùng đất có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch sinh thái. Tiềm năng to lớn này cần phải được khai thác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cũng cần quân tâm đến những vấn đề giáo dục và bảo vệ môi trường để ngành du lịch sinh thái có thể phát huy trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương hướng tới phát triển bền vững.
Các điểm du lịch sinh thái ở Cà Mau có thể kể đến như: Đất Mũi:
Điểm quan tâm đầu tiên của du khách đến Cà Mau là hỏi về Đất Mũi, có gì để xem? Đất mũi Cà Mau không có sự uy nghi hùng vĩ của núi cao, rừng già, không có cảnh trầm mặc ưu tư của phố cổ cung đình, lại không có sự ồn ào náo nhiệt của chốn phồn hoa đô hội. Vậy Đất Mũi có gì? Có biển. Đến Mũi Cà Mau, du khách sẽ thấy biển trước mặt, biển bên trái, bên phải. Nhưng không phải biển xanh mà biển nơi đây lúc nào cũng đục ngầu như phù sa . Có bãi chạy dài bát ngát tầm mắt mỗi khi triều cạn; nhưng không phải bãi cát trắng, cát vàng mà là bãi bồi phú sa sình lầy. Có rừng nhưng không phải rừng già với những cây cổ thụ cao vút, mà là những mảng rừng mắm mọc xanh non ngoài bãi bồi, nhưng ô rừng Đước mơn mởn xen kẽ những vuông tôm…
Mũi Cà Mau ở phần cuối cùng cực Nam của tổ quốc, có mũi nhọn thẳng ra biển Vịnh Thái Lan , ở 104043’30’ Kinh độ Đông ; 8030’ Vĩ độ Bắc. Cách trung tâm thành phố Cà Mau 110 km bằng phương tiện đường thủy thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.Mũi Cà Mau nơi dược gọi là “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” của Tổ Quốc - ngày càng được bồi ra (80-100 m / năm) nhờ Đất phù sa từ thượng nguồn Tây Tạng đổ xuống qua chín cửa sông Cửu Long và được thủy lưu đưa về hướng Tây, dồn lại hình thành nên.
Cũng trên bãi bồi kia, mỗi khi Đông về, du khách có cơ hội ngắm tận mắt thấy từng đàn chim di trú tránh Đông, trên đường bay từ Siberia lạnh giá về phương Nam ấm áp, sẽ dừng chân lại đây nghỉ ngơi, tìm thức ăn rồi lại tiếp tục hành trình thiên lý đến mãi Uùc Châu.
Đến với điểm du lịch Mũi CàMau du khách sẽ được viếng thăm cột mốc quốc gia là điểm cuối trên bản đồ Việt Nam, ngắm biển trên chòi cao, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến. Đặt biệt, đứng tại Mũi Cà Mau du khách sẽ nhìn thấy mặt trời mọc lên ở Biển Đông và lặn ở biển Tây trong ngày.
Bãi biển Khai Long:
Là bãi cát rồng uốn lượn dọc theo bờ biển có hình dáng đẹp thuộc ấp Khai Long xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển cách Mũi Cà Mau 12km dọc theo bờ biển, có diện tích khoảng 150 -180 ha, phía Tây giáp Rạch Thọ, phía Nam giáp biển Đông. Đứng ở bãi Khai Long có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai lịch sử.
Khai Long có bãi biển tương đối bằng phẳng đáy biển dài cường độ sóng ở khu vực này không lớn có điều kiện tốt cho việc tổ chức tắm biển. Bãi biển này rất màu mỡ, giàu nguồn đạm thích hợp cho việv trồng các loại cây ăn trái để phát triển loại hình du lịch miệt vườn.
Bãi Khai Long là một trung tâm nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí, tắm biển… và sẽ là nơi hậu cần phục vụ du khách để tham quan Mũi Cà Mau và đảo Hòn Khoai.
Từ thị xã Cà Mau, chỉ một giờ là đến bãi biển Khai Long bằng ca nô, nếu đi bằng tắc ráng hoặc võ lãi là 3 giờ.
Cụm đảo Hòn Khoai:
Là cụm đảo gồm các Hòn: Hòn Khoai là đảo lớn nhất của cụm, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi và Hòn Khô. Hòn Khoai Có diện tích 4,2 km2, đỉnh cao là 318 m, cách bờ biển nơi gần nhất 14,6 km. Nằm về phía Tây Nam thị trấn Năm Căn thuộc huyện Ngọc Hiển. Không giống như các đảo ở ĐBSCL, Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng còn nguyên vẹn với nhiều loại cây gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao với motä quần thể thực vật phong phú, phong cảnh tự nhiên luôn lôi kéo du khách.
Hòn Khoai có hai suối nước ngọt, có bãi tắm rất đẹp. Thảm thực vật trên đảo phong phú và đa dạng, vừa là các loại cây rừng mưa nhiệt đới vừa mang nét đặc trưng của rừng ngập mặn. Hòn Khoai có nhiều động thực vật quý hiếm đa
số còn rất nguyên sinh, về thực vật có: Lim sến, trắc… còn động vật thì có trăn, kỳ đà, heo rừng.
Hòn Khoai được bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh Cà Mau năm 1994.Đây là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa do thầy giáo Phan Ngọc Hiển lãnh đạo ngày 13 tháng 12 năm 1940.
Đảo Hòn Khoai cón có ngọn Hải Đăng uy nghi tỏa sáng trên 30 hải lý. Ngọc Hải Đăng được xây dựng vào năm 1990 và là một trong 3 ngọn Hải Đăng lớn trong hệ thống 34 ngọn Hải Đăng quốc gia.
Với điệu kiện tự nhiên trên sẽ tạo cho Hòn Khoai có được lợi thế khai thác loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, leo núi, nghiên cứu…
Hòn Khoai đang trong giai đoạn khảo sát để xây dựng khu du lịch. Vấn đề nan giải là đến với Hòn Khoai là phải theo mùa (nghịch mùa có nhiều sóng to). Nếu được đầu tư về phương tiện vận chuyển an toàn cho du khách và dịch vụ vui chơi nghỉ dưỡng … thì trong tương lai loại hình du lịch xanh gắn liền với văn hóa lịch sử sẽ thành tiềm năng cho du lịch Cà Mau.
Hòn Đá Bạc:
Thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Cách thành phố Cà Mau 50 km đường thủy, là cụm đảo đẹp gồm 3 đảo nhỏ nằm sát bờ biển với diện tích 6,43 ha. Cách đất liền 640m nên khi nước triều xuống có thể lội từ bờ biển ra Hòn Đá Bạc. Cảnh quan Hòn Đá bạc có 4 khối nhô cao, đỉnh cao nhất là 24m so với mặt nước biển.
Hòn Đá Bạc là một đảo đá, những tảng đá ở đây rất to như được xếp chồng khéo léo, có những hình dáng ngộ nghĩnh. Điều lạ ở đây, nước biển sóng vỗ từng giờ không làm đá bị mài mòn mà ngược lại mỗi năm kích cỡ càng lớn lên rất rõ rệt.
Nơi đây thích hợp với các loại hình thể thao dưới nước, leo núi, tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, pic nic…
Cồn Ông Trang:
Thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, cách Mũi Cà Mau 18 km bằng đường thủy. Cồn Ông Trang là cồn cát nổi giữa biển. Cồn Ông Trang gồm hai cồn với diện tích 212 ha bao gồm:
+ Cồn ngoài có diện tích 92 ha, gồm có hai phần: phần nổi trên mặt nước với diện tích 30 ha, thảm thực vật trên còn chủ yếu là cây mắm và phần chìm dưới nước có diện tích 62 ha.
+ Cồn trong có diện tích 120 ha, có chiều dài khoảng 3.800 m, chỗ lớn nhất gần 400 m. Rừng tự nhiên ở đây chủ yếu là cây mắm và cây đước tạo nên bức tranh thủy mạc rừng biển sông nước hữu tình.
Cửa Ông Trang là cửa biển hiện đang có tốc độ bồi lắng rất mạnh, vì thế hai bờ đều có bãi bồi sình lầy chìm dưới mặt nước. Cảnh quan tự nhiên của Cồn Ông Trang là sinh thái tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước vùng ven biển cửa sông, thích hợp với các loại hình ngắm cảnh du thuyền cửa sông, đưa du khách về với thiên nhiên hoang sơ.
Rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi:
Hệ sinh thái rừng tràm Vồ Dơi là khu bảo vệ nằm ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau,cách thành phố Cà Mau 20km về phíaĐông và cáchVịnh TháiLan20km, rộng 3.945 ha, nằm ở độ cao 0,4-0,5m so với mặt nước biển- là khu rừng nguyên sinh duy nhất của lâm phần U Minh Hạ.
Rừng tràm là rừng phát sinh trên đất than bùn, có điểm cao vồng lên thấy rõ trong một mặt cắt, nên mới có tên là Vồ, và những vồ cây được khoanh lại để bảo vệ trong các lâm trường. Ở đây chẳng những cây cối được bào tồn mà cả những động vật dưới rừng và trên đất than bùn, trên các sông rạch cũng được bảo vệ không cho săn bắt.
Khu đặc dụng Vồ Dơi có 12 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 100 loài chim, 18 loài động vật có vú. Ngoài ra khu rừng tràm cón có những loài chim
thú quý hiếm như : nai, heo rừng, khỉ … U Minh thường là nơi trú ngụ rất tốt của chim muôn dã thú, nơi đây còn có nhiều nước và có nhiều tôm cá nên nhiều đàn chim lớn như Giang Sen, Cù Đèn (Lông Ô), Khoang Cổ đã bay về làm tổ trên các nhánh rừng tràm; chưa kể có nhiều sân chim đầy dẫy những cò, Diệc, Bồ Nông, Gà Đãi…Đặc biệt có nhiều loài chim trú đông , di trú từ phương Bắc như sếu đầu đỏ.Đây là điểm du lịch rất hấp dẫn của Cà Mau hiện nay nhất là du khách nước ngoài.
Rừng tràm Ong Mật U Minh:
U Minh ở phía Tây Nam Bộ, sát ven vịnh Thái Lan, trải ra trên một khu đất mênh mông từ Cà Mau cho đến Kiên Giang. Phần trên là U Minh thượng ( Kiên Giang) và phần dưới là U Minh Hạ ( Cà Mau ). Giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Nơi đây thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ, chủ yếu là cây tràm mọc khắp nơi, xen vào đó là ít cây thân thảo hoang dại.
Trong những cánh rừng tràm bạt ngàn, hoa tràm tỏa hương quyến rũ những đàn ong mật, ong ruồi, ong bầu đến làm tổ.Hàng vạn héc ta rừng tràm đem lại nguồn lợi lớn về mật ong, sáp, sữa chúa, phấn hoa. Và thu hút dân gác kèo ong đến cư trú; trên 1 ha có thể gác 3-5 kèo ong và thu hoạch 15-20 lít mật ong và 1 kg sáp ong trong một năm.
Cây tràm có thể sống 20-30 năm. Lúc đó, trở thành cây cổ thụ, gỗ có thể dùng làm nhà. Hạt tràm có thể nằm tại khu đất cháy 5-10 năm sau nếu có điều kiện có thể nảy mầm thành cây non.
Khu đa dạng sinh học rừng ngập mặn (Lâm trường 184):
Thuộc lâm trường công ích 184, ở xã Tam Giang, huyện Ngọc Hiển có qui mô 262.5 ha,bao gồm 2 khu vực: khu vực nghiêm ngặt 86 ha,khu đệm sinh thái 166.5 ha. Khu đa dạng sinh thái là một bộ sưu tập khoảng 100 loài thực vật,
trong đó có 32 loài chính thức đặc trưng cho rừng ngập mặn như: cá sấu, kỳ đà, khỉ… và các loài động vật đặc trưng như: chim, thú, lưỡng thê, bò sát…
Xung quanh có hệ thống đê bao, bên trong có hệ thống kênh phân tuyến. Ở đây có 3 ao nuôi các loại đặc sản với diện tích khoảng 1500m2 được bố trí ven kênh Chà Là.Phục vụ tham quan, giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái.
Sân chim Đầm Dơi:
Nằm cách thành phố Cà Mau 45 km về phía Đông Nam, thuộc huyện Đầm Dơi. Vườn chim là nơi tụ tập của đàn cò đông đúc nhất và cũng là nơi dễ quan sát chim nhất. Cò làm tổ trên cao và buổi sáng đi tìm thức ăn, du khách có thể lại gần quan sát và chụp ảnh…
Đây là sân chim lớn nhất của phía Nam. Nơi ở của chim là rừng ngập mặn với cây trong rừng. Khu rừng hình thành năm 1960 và chim về đây làm tổ năm 1964. Tổng lượng chim lên đến 100.000 con vào năm 1984. Hiện nay tồng lượng chim quan sát được chỉ gồm 62 loài thuộc 24 họ.
Ngoài sân chim rộng với 129 ha, Đầm Dơi còn có 08 sân chim khác. Chợ nổi trên sông:
Chợ nổi trên sông được hình thành trên dòng sông Gành Hào, dài khoảng 300m, gần dưới chân cầu Gành Hào cho đến bến tàu B, đường đi tham quan Đất Mũi.
Chợ nổi Cà Mau cung cấp tất cả các mặt hàng, nói chung cái gì có ở chợ phố thì cũng có ở trên chợ sông này
Những chiếc ghe buôn hàng hóa chở từ các tỉnh vùng trên như: Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên … đến chợ nổi Cà Mau nối hàng nhau tạo thành một phiên chợ, họ bán những loại rau cu û chu û yếu ở vùng trên mà Cà Mau không trồng được, ngược lại khách hàng đi chợ cũng kết hợp việc mua hàng hóa,
họ cũng đem những loại như : rắn, rùa, đem ra bán lại cho ghe lái buôn để trở lên vùng trên.
Những ghe buôn này treo hàng hóa của họ bán lên một cây sào: bắp cải, cà rốt dưa leo, củ sắn, trái mãng cầu, trái mận, trái cóc và cả quả dưa hấu treo lủng lẳng để cho người mua dễ nhận thấy những mặt hàng họ bán.
Chợ nổi Cà Mau cũng như bao chợ nổi khác của vùng sông nước Cửu Long, con nước lên thì chợ họp, con nước ròng thì chợ tan…
Để tham quan các địa điểm trên, hiện nay có các mạng lưới tuyến du lịch sinh tháinhư:
City tour:
Tuyến này bao gồm các điểm du lịch sinh thái: chợ nổi, Đình Tân Hưng, Công viên Văn Hóa (Sân chim Cà Mau), chùa Bà Thiên Hậu.
Nội dung tham quan: Tham quan chợ nổi trên sông vào buổi sáng và buổi tối (có đờn ca tài tử trên sông), và du khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản. Cũng bằng thuyền máy, ca nô khách sẽ tham quan Đình Tân Hưng (Di tích mặt trận Tân Hưng).
Lên bờ xe sẽ đón du khách viếng chùa Bà Thiên Hậu, thăm công viên Văn Hóa Cà Mau – sân chim Cà Mau, thời gian thích hợp nhất để tham quan sân chim là 8:30 – 6 giờ sáng hoặc 5:30 – 6:30 chiều, vì đây là lúc chim bay đi tìm mồi vào buổi sáng, và trở về tổ vào buổi chiều.
Tuyến rừng tràm đặc dụng Vồ Dơi – Hòn Đá Bạc – Nhà Bác Ba Phi (Hệ sinh thái rừng tràm):
Nội dung: Tuyến du lịch này du khách đi bằng đường thủy, du khách sẽ được tham quam các điểm du lịch: rừng tràm đặc dụng nổi tiếng Vồ Dơi, thưởng thức đặc sản rừng: ong mật rắn rùa… câu cá trong rừng tràm, tham quan nhà Bác Ba Phi, tắm biển và tham quan Hòn Đá Bạc.
Tuyến Cồn Ông Trang – Mũi Cà Mau – Khu bảo tồn đa dạng sinh học (lâm trường 184):
Nội dung: Tuyến du lịch này du khách sẽ đi tham quan Mũi Cà Mau điểm cực Nam của tổ quốc, nơi hàng năm phù sa lấn biển từ 80-100m một năm.Tham quan vùng đất bồi tụ Cồn Ông Trang , len lỏi vào khu bảo tồn đa dạng sinh học bằng hệ thống cầu xuyên rừng tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngắm các loại động vật hoang dã, tham quan làng rừng chiến, vuông tôm, thưởng thức đặc sản biển, rừng và tham quan sân chim Ngọc Hiển.