I. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪN GU MINH 1.1)Vị trí địa lí:
1.2)Điều kiện tự nhiên:
1.2.1)Khí hậu thủy văn:
Khí hậu:
Khí hậu thuộc loại gió mùa cận xích đạo, vì xích đạo nhiệt ở sát mũi Cà Mau. Lượng mưa ở U Minh Cà Mau cao từ 1500 – 2400mm, có tháng lên đến 500 – 600 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Trong đó tháng 1, 2, 3 là có lượng mưa dưới 25mm và nhiều năm cũng là tháng kiệt không có một giọt mưa nào. Đến cuối mùa khô (cuối tháng 3 và đầu tháng 4) nhiệt độ trung bình lên cao nhất (khoảng từ 36oC – 37oC), phần lớn diện tích đất bị khô nứt nẻ, tạo điều kiện cho những vùng đất phèn tiềm tàng biến thành vùng đất phèn hoạt động
Lượng bốc hơi hàng năm từ 1000 – 1200m và trong mùa khô lượng bốc hơi gần gấp 3 lần lượng mưa.
Độ ẩm không khí từ 80 – 85% và thấp nhất trong mùa khô xuống tới 60% vào tháng tư hàng năm. Nhìn chung lượng mưa và độ ẩm có chiều hướng tăng dần nên rừng tràm U Minh sinh trưởng rất tốt.
Về thuỷ văn:
mùa mưa thì ngập, mùa khô thì nước trong rừng chảy ra sông, biển khô cạn hết. Trong rừng có hệ thống kênh mương mang tính tương phản là vừa có lợi và vừa có hại: vừa làm giao thông hào ngăn cháy rừng lan toả nhưng đồng thời cũng làm mặt nước rút rất nhanh, vì vậy mùa khô kéo dài hơn những năm trước đây. Mạch nước ngầm trong lòng đất sâu hơn trước từ 0,7 – 1m.
1.2.2)Địa hình:
Hệ sinh thái rừng úng phèn chủ yếu phát sinh ở những bồn trũng lớn, có độ cao so với mặt biển từ 0,3 – 1,2m, hướng dốc chính là Đông Bắc Tây Nam, chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ nước và thuỷ triều của vịnh Thái Lan.
Độ lục địa: U Minh ở sát biển của vịnh Thái Lan nên dễ bị nước biển xâm nhập hơn từ các cửa sông
1.2.3)Địa chất, thổ nhưỡng:
Ở U Minh Cà Mau hình thành các trầm tích đầm lầy biển là chính, tạo thành các khu vực đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động được phân loại như sau:
_ Đất phèn tiềm tàng: phân bồ ở vùng trũng thấp, úng thuỷ, thời gian ngập trong năm kéo dài 5 tháng, giữ ẩm trong mùa khô nên không xuất hiện phèn hoạt động, có tầng sinh phèn khá dày – trên 50 cm.
_ Đất phèn tiềm tàng chuyển sang đất phèn nhiều hoạt động, do tác động của con người như đào kênh làm hạ mức thuỷ cấp, phá huỷ lớp phủ thực vật giữ ẩm, nên xuất hiện các ổ phèn khoảng 50 cm gần mặt đất.
_ Đất phèn trung bình tiềm tàng: khả năng sinh phèn yếu và tầng sinh phèn có tổng số Sulfat thấp.
_ Đất phèn trung bình hoạt động ít được hình thành do đất phèn trung bình tiềm tàng bị tác động của con người ( như đào kênh, lên líp,… ) Ngoài ra còn có đất than bùn có hay không có phèn tiềm tàng.
Rừng tràm có thể sinh trưởng trên đất phèn hàng năm bị ngập úng trong thời gian dài nên chất hữu cơ được tích luỹ nhiều trong đất, được tạo thành từ xác cây dương xỉ, dớn, choại,…ở tầng thảm tươi tạo ra một lớp mùn dày 60 – 70 cm và lâu ngày trở thành than bùn dưới rừng tràm. Tầng than bùn dưới rừng tràm có tác dụng hạn chế quá trình phèn hoá của đất. Trong 6 tháng mùa khô, tầng than bùn giữ được độ ẩm của đất, mực nước ngầm không tuột xuống quá sâu, tầng sinh phèn luôn nằm trong điều kiện khử Oxy. Đồng thời do đất giàu chất hữu cơ nên có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các vi khuẩn yếm khí ở trong đất, đó là môi trường thuận lợi cho các loài tảo, phù du và động vật nhuyễn thể phát triển và chúng là thức ăn của cá tôm. Do đó dưới rừng tràm có nhiều cá sặc, rô, lóc, trê, lươn…