I. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI Ở RỪN GU MINH 1.1)Vị trí địa lí:
1.4)Tài nguyên thiên nhiên rừn gU Minh:
Rừng U Minh là một môi trường sinh thái phát triển chủ yếu trên đất phèn tiềm tàng than bùn hay phèn tiềm tàng nội địa. Đây là loại hình rừng quần hợp tính thứ sinh có cấu trúc nhiều tầng: tầng cao, tầng giữa, tầng thấp – dây leo, và tầng sát mặt đất. Ngoài các loài thân gỗ thích ứng ở vùng đất phèn than bùn như: mướp, bùi, trâm, khế cốm,… còn có các loài dây leo khác cùng với các loại thảm thực vật bậc thấp. Nơi đây chủ yếu là cây tràm trên đất chua phèn trong mùa lũ lụt, trên đất sét và trên đất than bùn U Minh.
1.4.1)Về thực vật:
Ở rừng U Minh có hệ thực vật đất ướt, ngập có định kì, xuất hiện các loài thân gỗ như tràm, mướp, bùi, trâm, khế cốm. Còn tầng dây leo gồm các loại như dây choại, dây gáo, mây nước, bòng bong. Thực vật sát mặt đất gồm có cỏ như: cỏ ống, cỏ chỉ, lát. Riêng ở vùng đất cao hơn có cây dớn, cây sậy. Giữa các loại đó có những vùng trung gian xen kẻ và có cả thực vật của vùng khô hạn như mật cật, mà cá,…
Theo nghiên cứu sơ bộ thống kê, hiện nay ở rừng tràm U Minh có 122 loài hiện diện, thuộc 64 họ thực vật ( 56 họ hiển hoa và 8 họ quyết thực vật ). Trong các nhóm thân gỗ, họ mận chiếm ưu thế về số cá thể và số loài. Trong nhóm cây thân thảo và dây leo thì quyết thực vật trên đất bùn than là sậy năng, mồm mốc, bàng,…trên đất sét là thành phần quan trọng nhất.
Loài thực vật chủ yếu trong rừng U Minh là cây tràm. Rừng tràm được chia thành nhiều loại, tuỳ theo thành phần cơ giới và điều kiện hình thành đất, gồm các loại như sau:
_ Rừng tràm giữa các triền cát: sau lưng rừng sác, trên các trũng bị ngập trong mùa mưa, trong điều kiện nước ngọt hay chua ít.
_ Bụi rậm tràm gió: trên vùng đất phèn nặng, ít ngập và rất khô vào mùa nắng.
_ Dồ cây: tiêu biểu cho vết tích nguyên thuỷ của vùng hỗn hợp ngập nước ở vùng U Minh.
_ Rừng tràm trên đất than bùn: phát triển trên đất có một lớp than bùn khá dày. Đây là khiểu rừng thoái hoá của dồ cây do tác động của lửa rừng và tác động của con người hàng năm.
_ Rừng tràm trên đất sét: vì lửa rừng tàn phá hàng năm, lớp than bùn cháy ngún và sau cùng hoàn toàn bị huỷ diệt để lộ ra đất sét ở bên dưới.
Tất cả các kiểu rừng tràm trên (trừ dồ cây) đều là kiểu rừng thoái hoá từ rừng nguyên thuỷ mà vết tích còn lại hiện nay là các dồ cây. Các kiểu rừng này thường thuần là tràm với một số ít loài cây khác mọc lẻ tẻ như chà là nước, dứa gai, cà na (Elacocarpus Madopetalus), gừa (Ficus Microcarpa), đung (Seleria Poalformis), mồm mốc (Ishaemum Indicum), cỏ ống (Panicum Repens),…
Ngoài ra còn một số loài thuộc thân thảo và dây leo như sậy năng, mồm mốc, bàng và 11 loài cây gỗ quí hiếm như cây tràm , cây móp, cây bùi…Các loài thân thảo có thể kể đến như:
_ Bãi sậy: cỏ sậy phát triển nhanh và xâm chiếm toàn bộ diện tích trùm lên và tiêu diệt cây mạ con, tràm mới tái sinh để phát triển thành những bãi sậy bạt ngàn ở vùng U Minh. Cỏ sậy có tác dụng trong việc chế tạo giấy nhưng không đạt năng suất cao so với tràm.
_ Đồng cỏ bàng: mọc thành đám, cao đơn thuần . Cỏ bàng dùng để đan nớp, bao lúa làm chiếu.
_ Đồng cỏ năng: có tính hội tụ cao mọc đặc dầy gần như độc tôn chiều cao từ 0,5-1,5m. Rễ củ năng là thức ăn của loài Sếu cổ đỏ.
_ Đồng cỏ lá _ Lung bàu trấp
Bên cạnh các loài thực vật bậc cao, môi trường rừng tràm còn có sự hiện diện các loài tảo và vi sinh vật khá phong phú và đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các thực vật phù du thuộc nhóm tảo lam, tảo lục, tảo khê và nhiều động vật phù du được phát hiện nhiều ở vùng U Minh hạ.