Hệ thống từ ngữ ngoại lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng đông bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 84 - 85)

1.2.2 .Điều kiện giao thông và du lịch

3.3. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật

3.3.2. Hệ thống từ ngữ ngoại lai

Đầu thế kỷ XX, chứng kiến những tiếp biến văn hóa mạnh mẽ giữa ta và phương Tây và đặc biệt là Pháp. Văn học Anh, Mĩ, Pháp du nhập, tiếng pháp cũng được nhiều người biết đến. Chúng ta có cả một đội ngũ trí thức tây học đọc thông viết thạo tiếng Pháp, chữ Pháp. Từ sự va chạm văn hóa này chúng ta học được nhiều điều. Các khái niệm mới, các lối nói, cách nói mới và nó đi vào văn học như một hiệu ứng tất yếu. Trong du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX có nhiều tiếng Pháp được sử dụng chủ yếu là các danh từ. Ví dụ đoạn ký trong Đi chơi ngoài Bắc Kỳ, Huế và bên Tàu của tác giả X: “Ngày 3 Octobre.- Sáng sáu giờ tàu tới Tourane, bỏ neo đậu khơi ngoài biển, vì vô trong thì cạn lắm. Có tàu xà lúp của Hãng tàu sở thương chánh và của sơn đầm ra đặng xét giấy coi chừng có kẻ gian không, và lấy thơ. Có nhiều ghe bầu áp rồi đặng rước bộ

hành và bán đồ ăn. Đứng dưới tàu ngó lên ngộ lắm. Từ Sài Gòn ra Tourane ngó một bên thì thấy có núi luôn. Tới Tourane thì thấy núi gần hơn và ngó vô thành trông xa thấy nhà cửa coi cũng đẹp lắm, vì có nhiều nhà lầu, nhà làm việc Nhà nước, nhà quan quyền, nhà buôn bán, trại lính, v.v... hẳn hoi lắm”

[70, 763]. Trong một đoạn viết thì thấy rằng rất nhiều tiếng Anh, tiếng Pháp được sử dụng. Hầu như các tác phẩm du kí ngày đó đều ghi chép tháng bằng tiếng Pháp “Ngày 3 Octobre.- Sáng sáu giờ”. Ngoài các danh từ nguyên bản tiếng Pháp như: “Tourane, Paul Lecat, Sarraut…” thì nhiều tiếng Pháp được phiên âm thành cách nói lóng trong tiếng Việt như “xà lúp, sơn đầm”. Đó là cách người Việt phiên âm và đọc tiếng Pháp bằng chữ Quốc ngữ. Trong đoạn văn trên “sơn (sen) đầm” tiếng Pháp là gendarmes ý chỉ hiến binh, sen đầm, cảnh sát . Còn xà lúp là danh từ được phiên âm. Đến ngày nay nhiều âm đọc như vậy vẫn tồn tài như một hệ thống ngôn ngữ ngoại lại không thể thiếu. Nhiều cách xưng hô, hàng loạt các danh xưng mới cũng xuất hiện: “Toàn quyền, thống xứ, tổng lý, đốc lý…” rồi cách xưng hô “ông, tôi, ngài, quý bà, quý cô, quý ông…” Đây là một đặc điểm mang tính thời đại mà có lẽ ở du ký thể hiện rõ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du ký về vùng đông bắc việt nam nửa đầu thế kỷ XX (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)