1.2.2 .Điều kiện giao thông và du lịch
1.2.4. Giao lưu văn hóa Đôn g Tây
Cùng với sự mở rộng giao thương thì giao lưu văn hóa cũng ảnh hưởng sâu sắc. Du ký không chỉ được viết gói gọn viết về các vùng của đất nước Việt
Nam mà đã vươn xa hơn đến các nước trong khu vực và cả những nước phương Tây xa xôi.
Đầu tiên, phải kể đến sự du nhập và ảnh hưởng của du ký các nước khác đến Việt Nam thông qua văn học dịch. Một đại biểu dịch giả tiêu biểu giai đoạn đầu thế kỷ XX là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông dịch nhiều tác phẩm ký phương Tây sang chữ Quốc ngữ, và phải kể đến là Quy - li - ve du ký của tác giả Jonathan Swift nước Anh. Thông qua tác phẩm với cuộc phiêu lưu của nhân vật Quy - li - ve đến nhiều đất nước và vùng lãnh thổ khác nhau đã thổi một luồng gió mới vào tư tưởng và khát khao phiêu lưu đến độc giả cũng như những tác giả viết du ký.
Du ký Việt Nam nói chung chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phương Tây, những cuộc hành du diễn ra nhiều hơn. Người Việt bắt đầu thích phiêu lưu, mạo hiểm nhiều hơn. Sự giao lưu ấy khiến cho du ký đi xa hơn, vươn ra các nước khác như Phạm Quỳnh đi đến nước Pháp và viết bài Pháp du hành nhật ký để độc giả cùng ông thấy được cái hay, cái đẹp và độc đáo của nước bạn. Trong bài viết, ông sử dụng nhiều từ tiếng Pháp, cách viết tự do thoải mái.
Nhờ sự giao lưu văn hóa Đông - Tây, văn phong và cách nhìn nhận vấn đề của các tác giả có sự tân tiến hơn rất nhiều. Cũng từ đó, các tác giả thấy được những bất cập của dân ta trong quá trình hội nhập. Trong Sự du lịch đất Hải Ninh của Trần Trọng Kim, ông thấy được sự bất cập trong quá trình phát triển kinh tế, những thiệt thòi mà người dân phải chịu: “Về đường công nghệ thì cả tỉnh Hải Ninh chỉ có nghề làm bát ở Mông Cái là thịnh nhất. Nhưng đấy là của khách, chứ ta không có phần gì... Nguyên làm sao mà Khách lại sang thuê đất bên ta? Là vì những bát đĩa làm ở Mông Cái cốt để bán cho An Nam ta, vậy sang thuê đất bên ta thì họ khỏi phải chịu thuế nhập cảng, như thế thành ra họ dã được một mối lợi to rồi...
... Tôi xem nước nào cũng lo làm những đồ cần dùng cho người trong nước để lấy mối lợi, không cho người ta tranh chiếm mất. Mà nước mình từ
xưa đến nay cứ nghiêm nhiên đem tiền đi mua của người mà dùng, mà không biết nóng ruột. Những đồ bát đĩa để ăn uống cũng đi mua, những vải lụa mặc vào người cũng đi mua, đôi bít tất, đôi giầy, nhất nhất là phải đi mua của người ta cả, chứ người mình không làm được cái gì ra trò cả. Có làm thì xấu xí mà bán lại đắt, thì còn cạnh tranh với người ta sao được. Ai đi mua mất tiền lại không muốn mua đồ tốt mà rẻ. Vậy thì ta phải làm thế nào, dẫu không được tốt đẹp hơn, thì cũng bằng của người ta, mà giá lại bán rẻ hơn thì mới nói ganh với người ta được. Hãy tính rằng những đồ ở ngoài đem vào bán thường phải thuê công đắt, lại phải tiền thuyền tiền tàu chở đi, rồi lại thuế nọ thuế kia, sao mà người ta bán được rẻ. Mà mình ở nước mình, người nhiều, sản vật cũng sẵn, sao mình không làm được? Ta phải lưu tâm về cái vấn đề ấy mà tìm cách làm ăn thế nào, chứ cứ chịu ép một bề mãi, thì không biết đời nào cho khá được” [23, 391-392]. Đó là khi được đi nhiều, thấy nhiều, vô hình tạo cho tác giả một ý thức chủ quyền dân tộc rất lớn. Khi mà chúng ta có những điều kiện cần và đủ để phát triển đất nước mà lại tự nguyện dâng cho nước khác hưởng lợi. Khi sự giao lưu văn hóa phát triển thì vấn đề trong du ký được nhìn ở cả góc độ chính trị sâu sắc.
Sự giao lưu văn hóa Đông - Tây không chỉ tạo ra cho du ký một diện mạo mới mà còn khai sáng tư tưởng con người Việt Nam giai đoạn bấy giờ.