Đơn vị tính: đồng/lít TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân 1 Sữa loại 1 13,600 13,600 13,600 13,600 2 Sữa loại 2 12,600 12,600 12,600 12,600
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Thị trường chăn nuôi, nông sản, nông nghiệp của Việt nam trong các năm qua luôn gặp tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá, nhiều sản phẩm sản xuất ra không có thị trường đầu ra dẫn đến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, các nhà quản lý đau đầu trong việc quy hoạch sản xuất cho người dân. Ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn cả nước nhìn chung là phát triển khá ổn định tuy nhiên một số địa phương như “ngày 4/5/2018 ở xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An) người dân đổ bỏ hàng chục lít sữa tươi, vì cho rằng mình bị cơ sở thu mua ép giảm giá mua sữa tươi, nông dân TP Hồ Chí Minh đã ngán nuôi bò sữa nguyên nhân chính là do quy định thu mua sữa của doanh nghiệp chưa thực sự rõ ràng, người chăn nuôi luôn ở thế bị động và thiệt thòi…”
Các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu rất an tâm trong việc chăn nuôi và phát triển quy mô đàn bò vì nhiều năm qua sản lượng sữa của người dân sản xuất ra đều được công ty mua hết với mức giá ổn định qua các năm. Sản lượng sữa loại 1 được công ty mua ổn định qua các năm với giá 13,600đ/lít, sản lượng sữa loại 2 được công ty mua ổn định qua các năm với giá 12,600đ/lít. Điều này thể hiện Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu có chính sách phát triển ổn định, bền vững thể hiện là Công ty cam kết thu mua hết sản lượng sữa của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mộc Châu giúp các hộ chăn nuôi có được niềm tin và nền kinh tế ổn định trong việc phát triển, gia tăng quy mô chăn nuôi.
3.2.1.5. Khó khăn của các hộ theo kết quả điều tra
Theo kết quả điều tra, khảo sát những khó khăn và ảnh hưởng của những khó khăn đó đến việc sản xuất của 150 hộ chăn nuôi với 3 loại hình quy mô khác nhau (50 hộ quy mô nhỏ, 50 hộ quy mô vừa, 50 hộ quy mô lớn) được thông tin như bảng sau:
Bảng 3.8. Những khó khăn và ảnh hưởng của những khó khăn đó trong chăn nuôi bò sữa của các nông hộ huyện Mộc Châu, năm 2017
TT CHỈ TIÊU QUY MÔ NHỎ QUY MÔ VỪA QUY MÔ LỚN Hộ % Hộ % Hộ % I Những khó khăn 1 Thiếu vốn sản xuất 0 0 3 6 3 6 2 Diện tích đất hạn chế 50 100 50 100 50 100
3 Thiếu lao động sản xuất 1 2 4 8 9 18
4 Thức ăn không đảm bảo 0 0 0 0 0 0
II Ảnh hưởng của những khó khăn trên
1 Không mở rộng được quy
mô chăn nuôi 4 8 22 44 6 12
2 Sản lượng sữa thấp 0 0 0 0 0 0
3 Không yên tâm sản xuất 3 6 4 8 10 20
4 Áp lực công việc cao 0 0 3 6 9 18
5 Thu nhập giảm 0 0 0 0 0 0
6 Không ảnh hưởng 44 88 3 6 18 36
- Những khó khăn:
+ Khó khăn về vốn: những hộ có quy mô nhỏ số vốn đầu tư ít nên không gặp khó khăn về vốn, những hộ có quy mô vừa và quy mô lớn cần lượng vốn nhất định để đầu tư mở rộng sản xuất. Điều đó được thể hiện như hộ chăn nuôi quy mô nhỏ không có hộ nào có nhu cầu về vốn, hộ chăn nuôi quy mô vừa và hộ chăn nuôi quy mô lớn có 3 hộ có nhu cầu về vốn trên tổng số 50 hộ được điều tra chiếm 6%. Nhìn chung số hộ có khó khăn về vốn không nhiều. Qua thực tế điều tra những hộ chăn nuôi trên địa bàn có lịch sử chăn nuôi bò sữa rất nhiều năm nên số vốn được tích lũy qua các năm đủ và có hộ dư để phục vụ sản xuất.
+ Diện tích đất hạn chế: Diện tích đất canh tác có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình sản xuất, chăn nuôi của các hộ. Diện tích đất được các chủ hộ sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như “diện tích xây dựng chuồng trại, diện tích trồng cỏ, diện tích dự trữ thức ăn, diện tích xử lý chất thải” trong đó diện tích trồng cỏ chiếm phần lớn tổng diện tích của hộ. Theo kết quả điều tra tại bảng 3.2 về tình hình sử dụng đất bình quân diện tích trồng cỏ của hộ có quy mô nhỏ là 8.642m2, bình quân diện tích trồng cỏ của hộ có quy mô vừa là 16.796 m2, bình quân diện tích trồng cỏ của hộ có quy mô lớn là 19.334m2, với diện tích như vậy thiếu đất sản xuất và vấn đề của tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mộc Châu thực tế được thể hiện số liệu điều tra 100% hộ chăn nuôi bò sữa ở cả 3 quy mô đều có khó khăn về thiếu đất sản xuất.
+ Thiếu lao động sản xuất: Bình quân nhân khẩu lao động của các hộ chăn nuôi là 2 nhân khẩu/hộ trong khi đó số lượng công việc tăng theo quy mô sản xuất chính vì vậy hộ chăn nuôi quy mô càng lớn khó khăn về thiếu lao động càng nhiều. Lao động phục vụ công việc chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật, sự tận tụy với nghề, nên tất cả người lao động đều được các chủ hộ đào tạo và thuê lâu dài, nhưng thị trường lao động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn vì lao động chủ yếu là người dân tộc ít người, ý thức làm việc chưa cao, khả năng gắn bó với hộ ngắn, không ổn định. Tỷ lệ tìm được người làm tốt và gắn bó lâu dài không nhiều, tỷ lệ không tìm được lao động thường xuyên đối với hộ có quy mô nhỏ là 2%, trong khi đó quy mô vừa có tỷ lệ thiếu lao động là 8%, quy mô lớn có khó khăn về lao động lớn nhất với 18%
- Những ảnh hưởng của khó khăn trên
+ Như phân tích ở trên vấn đề khó khăn nhất của các chủ hộ là vấn đề thiếu diện tích canh tác, diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều dự án của tỉnh, của nhà nướcvà của công ty về thành lập thêm nhà máy chế biến, các trung tâm chăn nuôi kiểu mẫu của công ty. Diện tích đất bị hạn chế dẫn đến việc mở rộng quy mô sản xuất gặp nhiều khó khăn cụ thể như những hộ có quy mô nhỏ khó khăn trong việc không mở rộng được quy mô chiếm 8%, trong khi đó những hộ có quy mô chăn nuôi vừa là những hộ có nhu cầu mở rộng quy mô nhiều nhất nên tỷ lệ các hộ gặp khó khăn về mở rộng quy mô nên đến 44% và những hộ có quy mô chăn nuôi lớn số bò bình quân của các hộ khá lớn nên nhu cầu mở rộng quy mô ít hơn hộ có quy mô vừa chiếm 12%. Đây thực sự là vấn đề cần được các cấp, ban ngành quan tâm để việc phát triển chăn nuôi bò sữa của người dân được mở rộng quy mô hơn và hiện đại hóa trang trại.
+ Không yên tâm sản xuất theo phản hồi khi được điều tra cho thấy vấn đề không yên tâm sản xuất lý do chính là người dân biết được chủ trương, chính sách của tỉnh về việc quy hoạch khu chăn nuôi ra vị trí mới để phát triển du lịch. Mộc Châu được nhà nước công nhận là khu du lịch quốc gia nên vấn đề chăn nuôi đang được các cấp, ban ngành xem xét và có chính sách thay đổi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý của người dân như những hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ chỉ có 6%, những hộ có quy mô chăn nuôi vừa có 8% trong khi đó những hộ có quy mô lớn có 20%. Quy mô chăn nuôi càng lớn vấn đề về ổn định chăn nuôi càng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
+ Áp lực công việc cao đó là điều dễ hiểu vì trong công cuộc gia nhập TPP nông nghiệp của nước ta đang hướng đến nền nông nghiệp sạch và tiến bộ, trong khi đó ngành chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, khai thác rất cao giá trị đàn bò lớn, các vấn đề an toàn vệ sinh, nguồn thức ăn cho bò. Nếu thực hiện kỹ thuật chưa đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa, khả năng mắc bệnh của đàn bò.
+ Không ảnh hưởng bởi các khó khăn trên chủ yếu là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ với 44 hộ trong tổng 50 hộ điều tra chiếm 88%, các hộ có quy mô vừa khả năng bị ảnh hưởng bởi các khó khăn chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có 3 hộ trên tổng số 50 hộ chiếm 6%, các hộ có quy mô chăn nuôi lớn có 18 hộ
trên tổng số 50 hộ chiếm 36%. Những khó khăn trên có tác động chủ yếu vào các hộ có quy mô chăn nuôi vừa và quy mô chăn nuôi lớn.
3.2.1.6. Một số hoạt động tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
Công tác khuyến nông, đào tạo tập huấn cho người chăn nuôi bò sữa được Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu rất chú trọng, quan tâm, tổ chức, giám sát thực hiện rất tốt.
Công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa cho các nông hộ được Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu rất quan tâm. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn đều tham gia tập huấn đầy đủ và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Công tác khuyến nông của công ty rất được chú trọng, mỗi tuần có 2 đến 3 ngày đoàn kiểm tra đi kiểm tra các chủ hộ về kỹ thuật, tình hình áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, vệ sinh chuồng trại, sổ sách ghi chép, xử lý chất thải, kho dự trữ thức ăn…Nhắc nhở, hướng dẫn bà con để áp dụng khoa học kỹ thuật và tuân thủ các quy định trong chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.2. Chi phí trong chăn nuôi bò sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa Mộc Châu xét theo quy mô Châu xét theo quy mô
Để duy trì được bộ máy hoạt động, vận hành của trang trại đi vào nề nếp và tạo ra được sản phẩm vấn đề chi phí chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng, chất lượng sản phẩm, thu nhập của hộ. Mỗi quy mô chăn nuôi khác nhau có mức chi phí khác nhau:
- Chi phí giống: Chi phí về giống ở đây không phải là chi phí tổng giá trị đàn bò khi mua trang trại mà đây là chi phí mua thêm giống hoặc tiền bê cái của gia đình nuôi để tăng thêm quy mô đàn bò. Đa số các hộ chăn nuôi bò sữa mở rộng quy mô đàn bò dựa vào việc nuôi và chăm sóc bê cái của gia đình. Chi phí giống tăng dần theo quy mô được thể hiện như hộ có quy mô lớn có chi phí giống gấp 3,96 lần chi phí về giống của hộ có quy mô nhỏ vứi mức đầu tư 106,2 triệu đồng/năm, hộ có quy mô vừa có chi phí về giống cao gấp 2,36 lần chi phí về giống so với hộ có quy mô nhỏ với mức đầu tư giống 63,2 triệu đồng/năm. Hộ có quy mô càng lớn chi phí về giống càng cao, những hộ này có lượng bò trong độ tuổi sinh sản là chủ yếu nên số bò đẻ ra nhiều, để tăng chất lượng đàn bò hộ chăn nuôi gây dựng những con bê cái giống tốt cho nhiều sữa và loại, thải những con bò già, cho sản lượng sữa kém.
Bảng 3.9. Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi bò sữa huyện Mộc Châuxét theo quy mô chăn nuôi, năm 2017
TT Chỉ tiêu
Quy mô chăn nuôi So sánh (lần) QMN (1trđ) QMV (1trđ) QML (1trđ) QML/ QMV QML/ QMN QMV/ QMN
I Chi phí trung gian
1 Giống 26,8 63,2 106,2 1,68 3,96 2,36 2 Thức ăn 521 1093,5 1859,4 1,72 3,34 1,95 - Thức ăn tổng hợp 167,8 313,9 512,3 1,63 3,05 1,87 - Ủ ướp 195,5 393,4 695,4 1,77 3,56 2,01 - Cỏ xanh, bã bia 92,5 178,1 301,9 1,70 3,26 1,93 - TMA 55,5 109,4 197,0 1,80 3,55 1,97 3 Thuốc thú y 8,9 16,2 28,9 1,78 3,25 1,82
4 Thụ tinh nhân tạo 5,6 11,0 18,9 1,72 3,38 1,96
5 Chi phí khác 32,3 78,1 118,6 1,52 3,67 2,42
-Chi phí phân chuồng 8,8 18,3 31,0 1,69 3,52 2,08
- Chi phí điện, nước, tiền giống ngô, tiền thuê cày, bừa, tiền thuê lao động thời vụ
17,2 47,7 70,3 1,47 4,09 2,77
- Hóa chất rửa thùng, máy
vắt sữa. 0,9 1,5 2,9 1,93 3,22 1,67
- Hóa chất khử
trùng chuồng trại. 0,9 1,7 2,8 1,65 3,11 1,89
- Hóa chất xử lí chất
thải chăn nuôi 4,5 8,9 11,5 1,29 2,56 1,98
6 Lãi vay 6,1 12,2 11,2 0,92 1,84 2,00
II Khấu hao tài sản 119,9 217,9 341 1,57 2,72 1,73
- Khấu hao tài sản cố định 21,6 32,1 43,7 1,36 2,02 1,49 - Khấu hao cơ sở vật chất 27,3 38,4 45,1 1,17 1,65 1,41 - Khấu hao vật nuôi 71,0 137,4 237,2 1,73 3,34 1,94
III Chi phí LĐ 58,4 66,4 114,6 1,73 1,96 1,14
Tổng chi phí 769,3 1449,8 2430,9 1,68 3,16 1,88
- Chi phí thức ăn: Thức ăn chăn nuôi bao gồm ủ ướp, cỏ xanh, bã bia, TMR và thức ăn hỗn hợp đây chính là thức ăn chính cho đàn bò, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy chi phí về thức ăn hỗn hợp, ủ ướp , cỏ xanh và bã bia chiếm phần lớn chi phí chăn nuôi của hộ. Hộ có quy mô càng lớn lượng thức ăn tiêu thụ càng nhiều được thể hiện chi phí thức ăn của hộ có quy mô lớn gấp 3,34 lần chi phí thức ăn so với hộ có quy mô nhỏ với số tiền 1859,4 triệu đồng/năm, hộ có quy mô vừa có chi phí thức ăn gấp 1,95 lần chi phí thức ăn so với hộ có quy mô nhỏ với mức chi thức ăn là 1093,5 triệu đồng/năm; hộ có quy mô nhỏ tiền thức ăn bình quân hàng năm là 521 triệu đồng/năm.
- Chi phí thuốc thú y: Để có một đàn bò khỏe mạnh thuốc thú y là chi phí không thể thiếu được trong chăn nuôi. Bình quân một năm hộ quy mô nhỏ chi phí thuốc thú y 8,9 triệu đồng/năm, hộ có quy mô vừa bình quân chi phí 16,2 triệu đồng/năm, hộ có quy mô lớn chi phí thuốc thú ý gấp 3,25 lần so với hộ có quy mô nhỏ với 28,9 triệu đồng/năm.
- Chi phí thụ tinh nhân tạo là chi phí quyết định đến tình hình sinh sản và khả năng mở rộng quy mô đàn bò, đây là yếu tố quyết định đến sản lượng sữa và thu nhập của hộ chăn nuôi. Chi phí thụ tinh nhân tạo thể hiện số bò được thụ tinh nhân tạo và cho sữa của đàn bò. Quy mô chăn nuôi càng lớn số bò cần thụ tinh nhân tạo càng nhiều chi phí thụ tinh nhân tạo càng cao. Số tiền phụ tinh nhân tạo của hộ quy mô lớn gấp 3,38 lần số tiền thụ tinh nhân tạo của hộ có quy mô nhỏ, số tiền thụ tinh nhân tạo của hộ có quy mô vừa gấp 1,96 lần số tiền thụ tinh nhân tạo của hộ có quy mô nhỏ.
- Chi phí khác: Ngoài các chi phí về thức ăn, thụ tinh nhân tạo, thuốc thú y còn có chi phí về phân chuồng, điện, nước, giống ngô, thuê cày, bừa, thuê lao động thời vụ để trồng ngô, làm cỏ, hóa chất rửa thùng, máy vắt sữa, hóa chất khử trùng chuồng trại, hóa chất xử lí chất thải chăn nuôi. Chi phí khác là chi phí không thể thiếu được trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng, chi phí này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng quyết định rất lớn đến hiệu quả công việc hàng ngày. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì chi phí khác ít được thể hiện như chi phí khác của hộ có quy mô lớn có chi
phí 118,6 triệu đồng/năm gấp 3,67 lần chi phí khác của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, hộ chăn nuôi quy mô vừa có chi phí khác là 78,1 triệu đồng/năm gấp 2,4 lần chi phí của hộ có quy mô nhỏ.
- Lãi vay: Qua điều tra thực tế cho thấy những hộ chăn nuôi bò sữa trên