Tình hình tiêu thụ sữa bò tại huyện Mộc Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện mộc châu tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.2. Tình hình tiêu thụ sữa bò tại huyện Mộc Châu

Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu hiện có 23 trạm thu mua hoạt động vào buổi sáng và chiều. Tính trung bình từ 50 hộ - 80 hộ chăn nuôi thì có một trung tâm thu mua sữa để bảo đảm được chất lượng sữa và giúp người dân không phải vận chuyển xa trung bình bán kính 1 km có 1 trạm thu mua. Sau khi thu mua sữa bò mới vắt ra ở nhiệt độ 350C - 370C sẽ được chuyển xuống bảo quản ở nhiệt độ 20C - 40C và kiểm tra nhanh độ tươi của sữa để phân loại. Tiếp đó lấy mẫu của tất cả các bình sữa để kiểm tra các chỉ tiêu như: nhiệt độ, hàm lượng chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… trong sữa. Tất cả số sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi sẽ được vận chuyển về nhà máy bằng xe chuyên dụng và thực hiện qui trình khép kín từ điểm thu mua ở các trung tâm đến khi ra sản phẩm tiêu dùng.

Với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất 25.000 hộp/giờ hoạt động tất các ngày trong tuần, thậm chí cả ngày nghỉ và lễ tết để đảm bảo không có sản phẩm sữa tươi thu mua của các hộ dân bị tồn kho “Mỗi loại sữa đều có

quy trình sản xuất riêng nhưng tất cả đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn với công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và cho ra sản phẩm sữa sạch”.

Các sản phẩm được chế biến từ sữa bao gồm: Sữa bánh, sữa thanh trùng, sữa UHT, sữa chua, crem, bơ, pho mat được tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế hộ chăn nuôi bò sữa huyện mộc châu tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)