Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần viễn thông FPT​ (Trang 54)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

3.1. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

3.1.1. Giải pháp : Đẩy nhanh thời gian thu hồi nợ

 Cơ sở của giải pháp

Theo nhƣ kết quả phân tích từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty thì trong giai đoạn 2013-2015 vòng quay khoản phải thu của công ty có xu hƣớng tăng. Vòng quay khoản phải thu của công ty lần lƣợt là 6,51 vòng; 6,60 vòng; 6,91 vòng tức là trong các năm 2013, 2014, 2015 thu đƣợc 6,51 lần, 6,60 lần, 6,91 lần nợ phải thu khách hàng. Tƣơng ứng với kỳ thu tiền bình quân trong năm 2013 là xấp xỉ 55 ngày, năm 2014 là xấp xỉ 54 ngày và năm 2015 là xấp xỉ 52 ngày. Thời gian thu hồi nợ dài là nhân tố lớn nhất kiềm hãm vòng quay vốn của công ty, vậy nên việc đẩy mạnh thu hồi công nợ là việc cấp thiết mà công ty cần phải làm.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để có thể thu hồi công nợ mà không ảnh hƣởng đến quan hệ hợp tác với khách hàng ta có thể thực hiện các điều kiện sau:

- Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, khuyến khích ngƣời mua thanh toán bằng chính sách chiết khấu nếu thanh toán đủ tiền trong vòng 5 – 10 ngày. - Tổ chức công tác theo dõi nợ, thƣờng xuyên nhắc nhở đôn đốc thu hồi công nợ

nhất là các khoản nợ đã quá hạn bằng cách gửi thƣ thông báo tới khách hàng tình trạng thanh toán nợ không đúng hạn, liên hệ khách hàng trực tiếp, hối thúc hay thuê một đại diện đòi nợ thay cho công ty.

- Một biện pháp phòng ngừa mà doanh nghiệp cũng cần quan tâm đó là nên tìm hiểu kĩ về khách hàng khi giao dịch, xem khách hàng có thể trả đƣợc nợ hay không. Dấu hiệu rõ ràng nhất đó là họ có thanh toán nhanh chóng trong thời gian vừa qua hay không.

Giải pháp này giúp công ty đẩy nhanh thời gian thu hồi nợ, sử dụng khoản tiền thu hồi để đầu tƣ vào các khoản mục khác, giảm đƣợc rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.1.2 Giải pháp: Giải tỏa hàng tồn kho

 Cơ sở của giải pháp

Theo kết quả phân tích trên, trong giai đoạn 2013-2015 vừa qua vòng quay hàng tồn kho lần lƣợt là 8,23 vòng, 8,97 vòng, 8,26 vòng tức là trong các năm 2013, 2014, 2015 hàng tồn kho của công ty đƣợc tiêu thụ lần lƣợt là 8.23 lần, 8.97 lần và 8.26 lần trong 1 năm. Tƣơng ứng với số ngày tồn kho trong năm 2013 xấp xỉ 44 ngày, năm 2014 là 40 ngày và năm 2015 là 43 ngày. Số ngày tồn kho của công ty có xu hƣớng giảm ở năm 2014 và tăng nhẹ vào năm 2015. Nguồn vốn của công ty bị chôn trong lƣợng hàng tồn kho sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các dự án mới của công ty. Vì vậy, giải quyết hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng mà công tycần quan tâm hàng đầu .

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để giải phóng lƣợng lớn hàng tồn kho, công ty cần thực hiện một số điều kiện nhƣ sau:

- Tăng năng lực phân phối sản phẩm để quay nhanh vòng vốn bằng cách mở rộng phạm vi phân phối khắp cả nƣớc, hợp tác với các nhà cung cấp, công ty khác để mở rộng mạng lƣới phân phối.

- Đẩy mạnh Marketing: Để có thể giải phóng hàng tồn kho cần chú trọng khâu quảng bá thƣơng hiệu và sản phẩm đến những thị trƣờng tiềm năng. Muốn vậy, công ty cần phải cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ theo hƣớng hiện đại hóa. - Tăng cƣờng giáo dục trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân

viên.

Giải pháp này giúp công ty giải phóng đƣợc lƣợng hàng tồn kho để tạo ra doanh thu, giảm lƣợng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản, hao hụt, công ty có thêm tiền để quay vòng vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.1.3. Giải pháp: Tăng cƣờng đầu tƣ vào tài sản cố định

 Cơ sở của giải pháp

Theo kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty vừa qua thì vòng quay tài sản cố định trong 3 năm qua liên tục giảm nhẹ. Trong 3 năm qua vòng quay tài sản cố định của công ty lần lƣợt là 10,32 vòng; 9,49 vòng; 9,44 vòng tức là trong giai đoạn vừa qua mỗi đồng tài sản cố định của công ty đã tạo ra cho công ty lần lƣợt là 10.32 đồng, 9.49 đồng, 9.44 đồng doanh thu thuần. Trong các năm vừa qua thì năm 2013 công ty có vòng quay tài sản cố định cao nhất tƣơng ứng với 10,32 vòng và năm có số vòng quay thấp nhất là năm 2015 tƣơng ứng với 9,44 vòng. Nhìn chung vòng quay tài sản cố định của công ty trừ năm 2013 thì còn lại đều giảm. Vòng quay tài sản cố định giảm sẽ làm cho doanh thu của công ty giảm nên công ty cần xem xét lại việc sử dụng tài sản cố định.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Dựa theo tốc độ phát triển và quy mô của công ty nhƣ hiện nay thì tài sản cố định nhƣ hiện nay vẫn chƣa đáp ứng đủ cũng nhƣ chƣa phù hợp với xu hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, công ty cần:

- Sử dụng nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản cố định trong công ty. - Đầu tƣ tài sản cố định: cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, đồng thời

tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của công ty. Đây là vấn đề hệ trọng mang tính chiến lƣợc phát triển của công ty. Để việc mua sắm trang thiết bị thực sự mang lại hiệu quả thì công ty cần lập và thẩm định kỹ càng các dự án đầu tƣ để tiềm ra phƣơng án tối ƣu nhất từ đó làm cơ sở cho việc đầu tƣ.

Giải pháp này giúp công ty nâng cao số vòng quay tài sản cố định, giảm thiểu rủi ro, tạo ra doanh thu cao hơn từ tài sản cố định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1.4. Giải pháp: Nâng cao khả năng sinh lợi của công ty

 Cơ sở của giải pháp

Theo kết quả phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 thì các tỷ số sinh lợi của công ty đều giảm. Cụ thể, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu giảm tƣơng ứng qua các năm: 8,07% (2013), 7,64% (2014), 6,37% (2015); tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giảm: 13,64% (2013), 13,00% (2014), 10,345 (2015); tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm đáng kể: 33,95% (2013), 30,86% (2014), 27,5% (2015). Các tỷ số sinh lợi giảm dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm một cách đáng kể, công ty cần quan tâm đến vấn đề này để nâng cao kết quả kinh doanh.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh, công ty cần thực hiện:

- Gia tăng lợi nhuận:Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Nhƣ vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.

- Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng nhƣ hoạch định những chiến lƣợc cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

- Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trƣờng để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trƣờng tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trƣờng gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.

sự, giảm bớt lƣợng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lƣơng.

 Kết quả đạt đƣợc từ giải pháp

Giải pháp này giúp công ty nâng cao doanh thu, khả năng sinh lời; giảm bớt chi phí hoạt động; nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, tạo đƣợc các mối quan hệ bên ngoài từ đó sẽ hạn chế những rủi ro trong kinh doanh và công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

3.1.5. Giải pháp: Giảm chi phí

 Cơ sở của giải pháp

Trong giai đoạn 2013-2015, chi phí hoạt động kinh doanh tăng khá nhanh, đặc biệt trong năm 2015 tăng 22,06% so với năm 2014, cho thấy trong giai đoạn này các loại chí phí nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp… tăng mạnh bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và đầu tƣ tăng nhanh trong các năm này. Việc hoạt động kinh doanh mở rộng và các hạng mục đầu tƣ tăng là tín hiệu đáng mừng cho công ty nhƣng chi phí HĐKD tăng mạnh sẽ là vấn đề cấp bách hàng đầu mà công ty cần quan tâm và xem xét lại để giảm thiểu rủi ro và đạt lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để có thể tiết kiệm đƣợc chi phí trong khâu sản xuất kinh doanh mà không ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần thực hiện những điều kiện sau:

- Công ty cần quản lý tốt vấn đề nhân sự: chú trọng đào tạo cán bộ quản lý giỏi, nâng cao năng lực chuyên môn cho những phòng ban chủ chốt, nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí điện thoại, tiền điện nƣớc…

- Đầu tƣ mới các máy móc thiết bị hiện đại: việc đầu tƣ mới sẽ làm gia tăng chi phí nhƣng ngƣợc lại năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí nhân công, chi phí

nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm sẽ giảm, nhƣ thế sẽ làm tỷ trọng chi phí trong khâu sản xuất giảm và tăng lợi nhuận.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, tìm cách tăng năng suất lao động bằng cách phân bổ lao động hợp lý, lập kế hoạch định mức nguyên vật liệu, thƣờng xuyên đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế để tránh sự lãng phí và tìm nguyên nhân hạn chế thấp nhất sản phẩm hỏng.

- Bộ phận kỹ thuật nên chú trọng lập kế hoạch định mức, nguyên vật liệu định mức, thƣờng xuyên đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế để tránh sự lãng phí và tìm nguyên nhân hạn chế thấp nhất sản phẩm hỏng.

 Kết quả đạt đƣợc từ giải pháp

Đây là giải pháp mang tính chủ động nhất, giúp công ty giảm chi phí hoạt động kinh doanh nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng, từ đó công ty có thể đứng vững, cạnh tranh trên thị trƣờng.

3.2. Một số kiến nghị giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 3.2.1. Kiến nghị với công ty

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó cần chú ý việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản lƣu động. Do tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kết cấu vốn nên việc nâng cao hiệu quả của tài sản lƣu động sẽ có tác động tích cực đến toàn bộ tài sản của công ty.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động cần tiếp tục tăng cƣờng cải tiến các phƣơng pháp quản lý tài sản, rút ngắn thời gian luân chuyển của tài sản bằng việc thúc đẩy nhanh khâu thanh toán, khâu dự trữ và khâu sản xuất.

Tăng nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh hiện nay của công ty chiếm khoảng 40% trong tổng nguồn vốn của công ty, vì vậy công ty cần tăng cƣờng bổ sung nguồn vốn kinh doanh, tăng cƣờng khả năng tự tài trợ bằng việc khai thác có hiệu quả từ lợi nhuận hoạt động sản

xuất kinh doanh và quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Việc sử dụng, khai thác và phân bố hợp lý sẽ giúp cho công ty mở rộng quy mô, tái đầu tƣ mở rộng cũng nhƣ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó ta thấy kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng hầu nhƣ không đáng kể, chỉ chiếm 1,41% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Nhƣ vậy công ty đã bỏ qua tác động tích cực của nợ dài hạn để tăng khả năng sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu thông qua tác dụng của đòn bẫy tài chính. Mặc dù vay dài hạn có chi phí sử dụng nợ cao hơn so với vay ngắn hạn nhƣng công ty sẽ giảm bớt áp lực trả nợ về mặt thời gian.

Trong thời gian sắp tới công ty cần tích cực trong việc tiếp cận và huy động các nguồn vay dài hạn. Điều này sẽ góp phần tạo nên ổn định trong việc cung cấp nguồn ngân quỹ đáp ứng cho nhu cầu về vốn trong tiến trình phát triển dài hạn của công ty.

Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Trình độ lao động hiện nay của công ty đƣợc đánh giá là rất cao, song không vì thế mà việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dƣỡng văn hóa công ty có thể xem nhẹ, bởi vì đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì con ngƣời luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy rằng trong công ty có tổ chức khá nhiều hoạt động nhƣng để thu hút đƣợc sự chú ý có tính thuyết phục cao với nhân viên thì hoạt động đó cần phải sáng tạo và thiết thực hơn.

Ngoài ra Ban giám đốc công ty nên đƣa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc. Công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn đƣợc những ngƣời có năng lực, phát triển họ để ngƣời lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ công việc.

3.2.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc

Nhà nƣớc cần khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tƣ trong ngành viễn thông.

Các chính sách có thể thực hiện nhƣ:

- Miễn thuế thu nhập đối với phần lợi nhuận đƣợc sử dụng tái đầu tƣ trong ngành viễn thông.

- Miễn thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá, thiết bị viễn thông mua bằng nguồn lợi nhuận tái đầu tƣ.

- Miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận từ việc kinh doanh các ngành khác để đầu tƣ hoạt động vào lĩnh vực viễn thông.

Để các chính sách khuyến khích này hiệu quả, Bộ Bƣu chính Viễn thông cần kết hợp với Bộ Tài chính và Tổng cục thuế ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn cơ chế hoạch toán cụ thể, đảm bảo việc khuyến khích đƣợc áp dụng đủ và đúng đối tƣợng. Tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền lợi của mình.

Nhà nƣớc cần thành lập các hiệp hội bao gồm các nhà nghiên cứu và kinh doanh viễn thông.

Một trong những khiếm khuyết làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam khó phát triển là ở Việt Nam chúng ta chƣa hình thành thị trƣờng khoa học công nghệ. Các nghiên cứu chƣa đi sát với thực tế cũng nhƣ chƣa có nhiều cơ hội đƣợc ứng dụng trong thực tế. Thông qua hiệp hội này, các nhà khoa học và các doanh nghiệp viễn thông có cơ hội tiếp cận, trao đổi yêu cầu và có thể là các doanh nghiệp viễn thông sẽ có các đơn đặt hàng để các nhà khoa học nghiên cứu.

Việt Nam cần có một đội ngũ tiên phong, làm đầu tàu để quy tụ và kéo hoạt động khoa học công nghệ của Việt Nam đi lên. Với vai trò định hƣớng của mình, Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần viễn thông FPT​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)