Nghĩa Vua tôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị đạo lý trong sáng tác của nguyễn đình chiểu với đời sống văn hóa dân tộc (Trang 59 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Nghĩa Vua tôi

Quan niệm đạo đức về chữ “Trung”, về nghĩa vua tôi được chuyển tải khá rõ nét trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói, Lục Vân Tiên là nhân vật tiêu biểu cho quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật lí tưởng ấy cũng mang đầy đủ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà nhà thơ mơ ước. Trước hết có thể khẳng định Lục Vân Tiên là người sống trung thành với đất nước, trung với vua.

Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, sau khi được thuốc tiên sáng mắt và thi đỗ trạng nguyên Lục Vân Tiên nhận lệnh vua đi đánh giặc Ô Qua, hành động này

chính là một biểu hiện của chữ Trung. Chính tài năng của Vân Tiên đã giúp chàng lập được công lớn với triều đình, với nhân dân, đất nước:

Vân Tiên đầu đội kim khôi, Tay cầm siêu bạc mình ngồi ngựa ô.

Một mình lướt trận xông vô, Thấy người Cốt Đột biến hô yêu tà.

Một vị trạng nguyên cầm quân đi đánh giặc bảo vệ non sông xã tắc rõ ràng theo đạo đức phong kiến đây là một hành động trung quân mẫu mực. Đây là một hành động hoàn toàn trung quân, ái quốc. Bởi Lục Vân Tiên cầm quân đi đánh giặc với tâm lí hoàn toàn tự nguyện, xông pha chiến trường quyết chiến đấu với kẻ thù vì triều đình và hơn cả là vì nhân dân chứ không giống như tâm lí của chàng Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của

Nguyễn Dữ đi tòng quân mà chỉ cầu ngày trở về mang theo hai chữ bình yên. Cho nên, Vân Tiên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất mà Nho giáo mong muốn con người hướng tới, trong đó có phẩm chất hàng đầu là chữ Trung.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga cũng vậy: Kiều Nguyệt Nga đã thề trọn nghĩa cùng Vân Tiên suốt đời, nhưng ngờ đâu vì từ chối cùng gia đình quan thái sư

“Kết đàng sui gia” mà Nguyệt Nga phải đi cống giặc Ô Qua. Nàng không thể

từ chối vì đó là lệnh của vua ban xuống, là trách nhiệm không thể thoái thác. Hay như hành động Hớn Minh cùng Vân Tiên đi dẹp giặc Ô Qua cũng chính là một biểu hiện của tư tưởng trung quân ái quốc, của nghĩa vua tôi. Dù trước đó, sau khi trừng trị xong tên con quan huyện ỷ thế làm càn Hớn Minh đã phải mai danh ẩn tích ở chùa. Nhưng trước tình thế loạn lạc của đất nước, sau khi được Vân Tiên xin vua xá tội, Hớn Minh vì trách nhiệm của một công dân khi đất nước cần đã không ngần ngại bằng tài năng và phẩm chất của mình xông trận giết giặc:

Hớn Minh chùy giáng đương lôi, Hai chàng đều bị một hồi mạng vong

Nghĩa vua tôi còn được nói đến trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, đặc biệt là qua hành động Nhân Sư tự xông mù đôi mắt để không phải hợp tác với kẻ thù, không phải làm tôi kẻ thù, hành động đó chính là biểu hiện của tinh thần “trung quân, ái quốc”.

Cả Vân Tiên, Nguyệt Nga, Hớn Minh, Nhân Sư đều là những tấm gương thực hành đạo nghĩa vua tôi. Nhất là khi đất nước có ngoại xâm, khi tổ quốc lâm nguy thì họ sẵn sàng gạt sang một bên những tư lợi cá nhân để xông trận đánh giặc, sẵn sàng làm vật thế thân khi tổ quốc cần, sẵn sàng tự xông mù đôi mắt để thể hiện thái độ bất hợp tác với giặc và đó cũng chính là tư tưởng

“trung quân ái quốc” lúc bấy giờ - yêu nước là yêu vua, yêu vua cũng có nghĩa

là yêu nước. Tuy nhiên, quan niệm này có những biến đổi nhất định trong hoàn cảnh lịch sử Pháp chính thức xâm lược nước ta, vua quan triều đình chủ trương hòa hoãn. Vào thời điểm ấy, đôi khi “ái quốc” thì không giữ được “trung quân”: các nhân vật lịch sử như Trương Định, Phan Tòng vẫn tôn thờ nghĩa vua - tôi dù hành xử phi truyền thống. Điều này thể hiện rõ qua 12 bài điếu tế Trương Định, 10 bài điếu tế Phan Tòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị đạo lý trong sáng tác của nguyễn đình chiểu với đời sống văn hóa dân tộc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)