Vai trò của đạo đức, đạo lý trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị đạo lý trong sáng tác của nguyễn đình chiểu với đời sống văn hóa dân tộc (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Vai trò của đạo đức, đạo lý trong đời sống xã hội

Trước hết, “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ

đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [2, tr.63]. Các quy tắc và các chuẩn mực đạo đức ở từng

thời điểm lịch sử cũng có những sự biến đổi. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến, “trung” có nghĩa là trung thành với vua. Ngày nay, “trung” nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Có thể nói, nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là sự kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại. Vậy, đạo đức có những vai trò gì trong đời sống xã hội?

Trước hết, đạo đức có vai trò giáo dục. Bởi, trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân luôn muốn được khẳng định mình, muốn được xã hội nhìn nhận những mặt tiến bộ, tích cực của mình. Do vậy, những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ trở thành mục tiêu phấn đấu cho cá nhân và tác động đến sự hình thành nhân cách của cá nhân. Dựa vào những chuẩn mực đó mà cá nhân đánh giá được tư cách, ý thức, hành vi của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.

Đạo đức còn có vai trò nhận thức. Tức là qua những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, mỗi cá nhân phải có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa nó trong nhận thức và trong hành vi của chính mình. Biết lựa chọn những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức trong cách ứng xử với những người xung quanh. Qua đó, bản thân mỗi chủ thể đi đến sự nhận biết, phân biệt được đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu để hình thành và phát triển các nguyên tắc và quan điểm sống đúng đắn của mình.

Bên cạnh vai trò giáo dục, nhận thức thì đạo đức còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi con người. Có thể nói, đây là chức năng quan trọng nhất nhưng đó cũng không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi pháp

luật và phong tục tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh hành vi của con người. Tuy nhiên, nếu sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế; sự điều chỉnh hành vi theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, nề nếp đã ổn định từ lâu thì sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện với mục đích nhằm đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lợi ích giữa cộng đồng và cá nhân. Sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp; đồng thời, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy những vai trò của đạo đức kể trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, vai trò này là tiền đề, điều kiện của vai trò khác. Chúng là cơ sở để mỗi cá nhân căn cứ vào đó mà lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản thân để điều chỉnh hành vi của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị đạo lý trong sáng tác của nguyễn đình chiểu với đời sống văn hóa dân tộc (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)