IV.6 HIỆN TRẠNG KINH TẾ VAØ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang (Trang 50 - 51)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THAØNH BÃI CHÔN LẤP RÁC CỦA HUYỆN

IV.6 HIỆN TRẠNG KINH TẾ VAØ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Từ năm 1985 đến nay, khi đất nước thực hiện thời kỳ đổi mới thì việc hình thành các khu công nghiệp là điều tất yếu. Ở huyện Châu Thành - Tiền Giang, có những khu hoạt động công nghiệp tập trung của tư nhân tuy không được Nhà Nước công nhận là khu công nghiệp nhưng hoạt động của các khu vực đó có tính chất tương tự như một khu công nghiệp thực thụ. Như tại xã Bình Đức, xã Tân Hương có những khu thị tứ , khu này phát triển hoạt động của các nhà máy xay xát - lau bóng gạo không những phục vụ nhu cầu nội địa trong huyện mà chủ yếu phục vụ nhu cầu xay xát - lau bóng gạo xuất khẩu cho chủ hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài các khu công nghiệp không chính thức nêu trên, huyện Châu Thành đã xây dựng khu công nghiệp Bình Đức rộng (70 ha) và hiện đang xây dựng KCN Tân Hương (200 ha).

Khu công nghiệp Bình Đức hiện nay đã có các dự án đầu tư đăng ký lấp kín toàn khu và đã xây dựng xong hệ thống giao thông đường bộ. Các đơn vị công nghiệp hoạt động chủ lực trong khu công nghiệp hiện nay gồm: Nhà máy bia Foster’s Tiền Giang, Nhà máy chế biến gạo Việt Nguyên (Vinarice), Công ty sản xuất - thương mại Tân Mỹ, Cảng Mỹ Tho, Nhà máy thức ăn gia súc CP Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Công ty Badavina, Xí nghiệp may Nhà Bè, Công ty TNHH Việt Phú,… Các đơn vị này đều đã được thẩm định báo cáo ĐTM nhưng việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải còn chậm, trong khi đó tất cả các loại nước thải đều được thải thẳng vào nguồn nước sông Tiền.

Một phần của tài liệu Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang (Trang 50 - 51)