CH(COOH) NH2 → CH 2 NH 2+ CO

Một phần của tài liệu Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang (Trang 34 - 39)

Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và động vật. Trên thực tế , các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí . Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán vào không khí

Bảng 15: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác

Thành phần khí % Thể tích - CH4 - CO2 - N2 - O2 - NH3 - SOx, H2S, 45 – 60 40 - 60 2 - 5 0,1 - 1,0 0,1 - 1,0 0 - 1,0

- Mercaptan... - H2

-CO

- Chất hữu cơ bay hơi vi lượng

0 - 0,20 - 0,2 0 - 0,2 0,01 – 0,6

Nguồn: Xử lý chất thải rắn, Viện Tài Nguyên – Môi Trường

Nhận xét:

Bảng trên cho thấy nồng độ CO2 trong khí thải bãi rác khá cao. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, tăng nhanh và đạt cực đại. Do vậy, đối với các bãi chôn rác có qui mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực.

Bảng 16: Diễn biến thành phần khí thải bãi rác

Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng) % Trung bình theo thể tích N2 CO2 CH4 0 - 3 5,2 88 5 3 - 6 3,8 76 21 6 - 12 0,4 65 29 12 - 18 1,1 52 40 18 - 24 0,4 53 47 24 - 30 0,2 52 48 30 - 36 1,3 46 51 36 - 42 0,9 50 47 42 - 48 0,4 51 48

Nguồn: Xử lý chất thải rắn, Viện Tài nguyên – Môi trường

Hiện tại huyện chưa có số liệu quan trắc tại bãi rác để có thể đưa ra nhận xét chính xác về những ảnh hưởng của khí thải bãi rác đến môi trường không khí, Vì vậy, tác giả tham khảo số liệu đo đạc thực tế chất lượng không khí tại một số vị trí nằm gần bãi chôn lấp rác hiện hữu của huyện để đánh giá phạm vi ảnh hưởng của bãi chôn lấp chất thải rắn đến môi trường không khí xung quanh trong khu vực.

Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại Khu công nghiệp Bình Đức

STT Chất ô nhiễm Đơn vị đo 2002 2003 2004

1 CO Mg/m3 4,72 3,5 4,7

2 NO2 Mg/m3 0,018 0,0023 0,015

3 SO2 Mg/m3 0,008 0,0006 0,0017

4 Bụi lơ lửng Mg/m3 0,83 1,5 0,7

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang

Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh

STT Vị trí Thông số

Diễn biến theo năm

Đơn vị 2003 2004 2005 1 Ngã ba Trung Lương NO2 Mg/m3 0,027 0,004 0,007 SO2 Mg/m3 KPH 0,0003 0,0033 CO Mg/m3 2,79 4,5 5,8 Bụi Mg/m3 1,67 0,5 0,58 2 Ngã tư UBND huyện NO2 Mg/m3 0,011 0,0017 0,006 SO2 Mg/m3 KPH 0,0002 0,0004 CO Mg/m3 3,86 2,7 3,05 Bụi Mg/m3 1,5 0,84 0,17

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang

Nhận xét:  Bụi

Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ bụi trung bình tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư không tăng so với năm 2002. Tuy nhiên, kết quả phân tích hàm lượng bụi đều dao động ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995, quy định 0,3 mg/m3) từ 3 - 10 lần. Vào mùa khô tại các vị trí đo trên trục Quốc lộ 1, , Thị trấn Tân Hiệp, Trung tâm ytế huyện, ngã tư uỷ ban nhân dân huyện,… nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 - 12 lần.

Khí NO2

Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ NO2 trung bình

dao động trong khoảng 0,001- 0,1mg/m3 thấp hơn TCVN 5937-1995 quy định 0,4mg/m3. Giá trị nồng độ NO2 cao nhất đo được thuộc khu vực thành thị vào mùa khô và tập trung vào các giờ cao điểm tại các trục lộ chính.

SO2

Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ SO2 trung bình nằm ở mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-1995 quy định 0,5mg/m3), và có hơi giảm hơn so với các năm trước.

CO

Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh trong các năm 2003, 2004, 2005 tại một số điểm đo trong huyện cho thấy : nồng độ CO dao động từ 2,7 - 5,8 mg/m3 còn nằm ở mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995 quy định 40mg/m3).

Căn cứ vào các số liệu đo đạc thực tế môi trường không khí xung quanh (trong đó có một số điểm nằm tương đối gần bãi rác của huyện) cho thấy : bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực.

II.4.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất

Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí ,khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian , cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản , nước , CO2 ,CH4...

Với một lượng rác thải và nước rò rĩ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.

Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với

kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này .

Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su,...) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.

II.4.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảûnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết... tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột , ruồi .. sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người , nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh : sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán , lao...

Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như : kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa....

Tại các bãi rác lộ thiên , nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và công đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.

Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị.

Khí SO2, NO2 là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axít. SO2, NO2 vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước

bọt rồi chuyển vào máu tuần hoàn. SO2, NO2 khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 micromét sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.

Sự tích lũy SO2, NO2 trong khí quyển dẫn đến axít hóa nước mưa. Khí SO2 là tác nhân chính gây nên hiện tượng mưa axít đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Ôxít cacbon (CO) là một loại khí độc do nó có cảm ứng rất mạnh với hồng cầu trong máu tạo ra CacboxyHemoglobin làm hạn chế sự trao đổi và vận chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w