2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.4. Một số bệnh thường gặp ở lợn con
2.2.4.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con
a. Nguyên nhân
Theo Phạm Chúc Trinh Bạch (2011) [1], nguyên nhân: do vệ sinh rốn khi cắt rốn không tốt cũng có thể làm cho lợn con bị viêm rốn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội như Escherichia coli, Salmolella, Clostridium,
Staphylococcus,... Xâm nhập, dẫn đến tiêu chảy cho lợn con. Vệ sinh chuồng
trại, đặc biệt là nước uống và thức ăn không tốt. Có thể thức ăn bị nấm, mốc, đặc biệt là những ngày nồm ầm ướt làm cho lợn con bị tiêu chảy do ngộ độc nấm mốc.
b. Triệu chứng
Phân lỏng màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ướt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
c. Điều trị
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Theo cán bộ kỹ thuật tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:
Vimenro : 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp với lợn con Cho uống Oserol 5%
2.2.4.2. Viêm khớp
a. Nguyên nhân
Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm
khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.
b. Triệu chứng
Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
c. Điều trị
Theo cán bộ kỹ thuật tại trang trại có thể dùng kết hợp các loại thuốc với nhau để điều trị bệnh: Dùng (Penstep + Dexa) liều 1ml/con/ngày dùng tiêm bắp đối với lợn con, điều trị 3 ngày.