Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37)

Chăn nuôi lợn là một nghề chiếm tỷ lệ khá cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Để khai thác hiệu quả hơn giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống lợn và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong lĩnh vực thú y đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bệnh sinh sản.

Trong vài thập niên trở lại đây nhiều nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực chăn nuôi lợn và đã đưa năng suất sinh sản của đàn lợn nái lên rất cao. Giống lợn Landrat và Yorkshire được nuôi phổ biến trên thế giới. Đó là nguyên liệu để sản xuất con lai và là nguồn cung cấp giống lợn thương phẩm cho tiêu dùng.

Theo Jan Gordon (1997) [26], lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ 50 năm trước, việc sử dụng lai 2, 3 hay 4 giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở nên phổ biến.

Theo Bidwell C. và William S. (2005) [25], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản so virus, vi khuẩn… gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản.

Theo Andrew Gresham (2003) [24], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh, thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh Enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS),

Parvovirus và Leptospires (đặc biệt là loài gây bệnh Leptospira interrogans).

Theo Smith B. B. và cs (1995) [27], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý là viêm tử cung có mủ.

Vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trình sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các độc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây hội chứng tiêu chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại cơ sở

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại lợn Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Thời gian: Từ 24 tháng 7 năm 2020 đến 03 tháng 01 năm 2021.

3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi

3.3.1. Nội dung thực hiện

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh trên lợn nuôi tại trại Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Xác định hiệu lực điều trị bệnh bằng một số phác đồ và so sánh hiệu quả điều trị của các phác đồ.

3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn tại cơ sở.

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm gần đây. - Tình hình mắc bệnh trên lợn nái tại cơ sở.

- Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh

- Xác định hiệu quả của một số phác đồ điều trị đối với bệnh.

3.4. Phương pháp thực hiện

Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

a. Phương pháp điều tra

+ Tiến hành điều tra thông qua sổ sách của cơ sở về tình hình mắc một số bệnh trong 3 năm gần đây.

+ Điều tra thống kê tình hình mắc một số bệnh trong thời gian thực tập tại cơ sở.

- Phương pháp điều tra trực tiếp:

+ Thống kê đàn lợn cần điều tra, lập sổ sách theo dõi.

+ Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn lợn, chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những con mắc bệnh ghi chép, phân loại.

b. Phương pháp theo dõi

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc, loại bệnh lợn con bị mắc.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu rỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử cung sau đẻ.

- Tiến hành điều trị cho những lợn mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả:

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm ceftifur tiêm bắp với liều lượng 1ml/10kgTT điều trị trong 3 ngày.

+ Tiêm Oxytocin 2 ml/con vào mép âm môn và thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý 3 - 4 lít/con.

+ Liệu trình kháng sinh mỗi ngày một lần, thụt rửa tử cung ngày 1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Toàn thân: Tiêm Penstep 1ml/10kg TT/1 lần/ngày.Tiêm Diclofenac: 1 ml/10 kg TT.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Điều trị bệnh sát nhau bằng pháp đồ điều trị sau:

+ Thụt rửa tử cung cho con vật bằng thuốc tím 0,1% liều 2 - 4 lít/con. Truyền nước giúp lợn khoẻ hơn.

+ Tiêm diclofenac tiêm bắp với liều lượng 1ml/10kgTT + Tiêm Oxytoxin liều 2ml/con vào mép âm môn.

+ Tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng tử cung và toàn thân: Dufamox tiêm bắp liều 1ml/10kgTT.

c. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:

Tỷ lệ lợn khỏi (%) =

Phần 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Kiên Hảo, xã Nghĩa Trụ, huyệnVăn Giang, tỉnh Hưng Yên 3 năm (2018 - 2020) Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 3 năm (2018 - 2020)

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi của trại trong vòng 3 năm từ 2018 - 2020 thông qua số liệu thực tế tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại 3 năm (2018 - 2020)

STT Năm Loại lợn 1 Lợn đực giống 2 Lợn nái hậu bị 3 Lợn nái sinh sản 4 Lợn con Tính chung

(Nguồn: Kỹ thuật trại lợn Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) Kết quả của Bảng 4.1 cho thấy, do trại chủ yếu sản xuất lợn giống do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con. Số lợn đực giống trong 3 năm từ 2018 - 2020 dao động từ 21 - 25 con; lợn nái hậu bị năm 2018 và 2019 là 89 con, nhưng đến 5 tháng đầu năm 2020 tăng từ 89 lên 210 con (tăng 121 con); lợn nái sinh sản năm 2019 giảm so với năm 2018 là 21 con, đến 5 tháng đầu năm 2020 giảm từ 987 con xuống 927 con (giảm 60 con). Có sự biến động như vậy là do số lượng nái loại thải do hết tuổi khai thác, tỷ lệ đậu thai và sinh sản 2 lứa đầu của nái hậu bị không đạt tiêu chuẩn, lợn mắc các bệnh sinh dục nặng ảnh hưởng đến chất lượng giống. số lợn con tăng dần qua các

năm,từ năm 2018 đến 2019 tăng 939 con; trong 5 tháng đầu năm đã có 10873 lợn con. có sự tăng trưởng cao như vậy là vì chất lượng nái sinh sản được cải thiện, tỷ lệ phối giống cao, số lợn con chết sau sinh thấp.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng lợn nái và lợn con

* Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng qua 5 tháng thực tập

Trong quá trình thực tập em được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng chuồng lợn nái đẻ và nuôi con, kết quả thực hiện công tác này được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng qua 5 tháng thực tập Tháng 7 8 9 10 11 12 Tính chung

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Trong 5 tháng thực tập tốt nghiệp bản thân đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con lợn nái đẻ, nuôi con. Mỗi tháng được giao chăm sóc là lợn chửa ở giai đoạn cuối cùng 110 - 114 ngày được chuyển lên chuồng nái đẻ để tập quen với chuồng đẻ, chờ đẻ đến khi đẻ, cai sữa lợn con. Công việc hàng ngày được thực hiện: Cho nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định, nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo

nước sát trùng.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Bên cạnh đó cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm như: Đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chế độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và tăng số con đẻ ra trên lứa, chuồng trại phải sạch sẽ thoáng mát tuy nhiên cũng không nên tắm thường xuyên vào những ngày lạnh, ẩm ướt vì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm không khí tăng, vi sinh vật dễ phát triển trong môi trường làm lợn nái dễ nhiễm bệnh, vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm và thảm cho lợn con.

Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm Fe - Dextran cho lợn con vào 2 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 3 - 5 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng. Đối với những lợn con còi phải phân loại riêng và thực hiện chế độ chăm sóc riêng để lợn con có thể bắt kịp thể trạng với các con khác cùng lứa.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.

4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng 7 8 9 10 11 12 Tính chung

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở kết quả theo dõi nái đẻ trong đó nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 91,85%, có 21 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 8,02%. Tỷ lệ lợn phải can thiệp từ 6,06% - 9,25%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ đã rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.4. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

4.4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh

Phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ.

Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.

Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc sát trùng ommicide.

Nguồn nước uống: Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w