Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 47)

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng 7 8 9 10 11 12 Tính chung

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở kết quả theo dõi nái đẻ trong đó nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 91,85%, có 21 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 8,02%. Tỷ lệ lợn phải can thiệp từ 6,06% - 9,25%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ đã rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w