Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai ​ (Trang 69 - 72)

Bên cạnh những giải pháp chính nói trên, để đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình – thành phố Hà Nội, một số giải pháp khác cũng cần đƣợc quan tâm để đạt hiệu quả tốt nhất:

Thứ nhất, Phân cấp quản lý tài nguyên nƣớc vùng Hà Nội phù hợp. Cơ

quan nhà nƣớc có thẩm quyền trên địa bàn quận Ba Đình cần phối hợp với cơ quan nhà nƣớc cấp trên, cụ thể là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và cơ quan nhà nƣớc cùng cấp, cụ thể là các quận, huyện khác.

Quận Ba Đình là một trong những quận thuộc thành phố Hà Nội. Vì vậy, mọi chính sách, hoạt động triển khai trên địa bàn quận Ba Đình cần phải tuân thủ những chính sách, quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình phải theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có nhiều hoạt động cụ thể, chính quyền quận trong phạm vi quyền hạn của mình có thể chỉ đạo để giải quyết kịp thời những tồn tại, vƣớng mắc nhằm đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn. Dù vậy, tất cả mọi hoạt động đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình không đƣợc trái lại chủ trƣơng chung của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và không đƣợc đi ngƣợc lợi ích tổng thể của toàn thành phố.

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tại quận Ba Đình cũng cần phối hợp với cơ quan ở các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an ninh nguồn nƣớc cho quận Ba Đình và toàn thành phố Hà Nội một cách thống nhất. Nếu nhƣ không làm đƣợc điều này thì công tác đảm bảo hiệu quả an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình không đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất. Chỉ riêng quận Ba Đình làm tốt công tác đảm bảo an ninh nguồn nƣớc nhƣng các quận, huyện khác đặc biệt là những quận, huyện giáp ranh không giải quyết đƣợc triệt để vấn đề này thì quận Ba Đình vẫn bị ảnh hƣởng tiêu cực. Ví dụ: Nếu một quận giáp ranh với quận Ba Đình có nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm bị ô nhiễm thì ngƣời dân trên địa bàn quận Ba Đình cũng phải gánh chịu hậu quả đó.

Thứ hai, tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền – giáo dục nhằm nâng cao

nhận thức của ngƣời dân trong việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình.

Tuyên truyền – giáo dục có tác dụng tác động vào nhận thức của con ngƣời dẫn tới thay đổi hành vi. Tuyên truyền – giáo dục là biện pháp mang tính chất lâu dài. Mặc dù biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt nhƣng trong việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình vẫn cần phải sử dụng bởi chi phí cho tuyên truyền – giáo dục thƣờng rẻ.

Đối tƣợng cần đƣợc tuyên truyền – giáo dục chính là mọi cá nhân, tổ chức trên địa bàn của quận. Nội dung tuyên truyền – giáo dục gồm: vị trí, vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình; Tác hại to lớn của việc không đảm bảo an ninh nguồn nƣớc; Những hành động cụ thể, thiết thực nhằm sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả; Các yếu tố cần thực hiện để đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trên địa bàn…

Hình thức tuyên truyền – giáo dục rất đa dạng nhƣ: đƣa vào chƣơng trình học tại các cơ sở giáo dục - đào tạo, phổ biến trên đài truyền hình, truyền

thanh của trung ƣơng và địa phƣơng, thành lập các website, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi về an ninh nguồn nƣớc treo các băng-rôn, áp phích với các khẩu hiệu về đảm bảo an ninh nguồn nƣớc, sử dụng nƣớc tiết kiệm, hiệu quả.

Thứ ba, nhóm giải pháp về quy hoạch và quản lý cấp nƣớc

Để đạt mục tiêu đến năm 2030 100% đô thị trung tâm nội đô Hà Nội đảm bảo cấp nƣớc an toàn với tiêu chuẩn cấp nƣớc bình quân đạt 120 1ít/ngƣời/ngày đêm, chất lƣợng nƣớc đạt quy chuẩn quy định, chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc đƣợc nâng cao, hiện đại hóa hệ thống quản lý, sản xuất và kinh doanh nƣớc từ hệ thống cấp nƣớc tập trung (Theo Quyết định 1100/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cấp nƣớc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ đến năm 2030 và định hƣớng đến năm 2050). Khi lập quy hoạch cần dựa trên quan điểm:

Quy hoạch cấp nƣớc phải bảo đảm khai thác sử dụng nguồn nƣớc hợp lý, tiết kiệm và an toàn; thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ƣu tiên sử dụng nguồn nƣớc mặt, hạn chế sử dụng nguồn nƣớc ngầm.

Quản lý, phát triển cấp nƣớc ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, quản lý vận hành và phát triển các công trình cấp nƣớc.

Việc khai thác, sản xuất, cung cấp nƣớc sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính

Quy hoạch phải dựa vào thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ thống cấp nƣớc, dự báo nhu cầu cấp nƣớc, nguồn cấp, phƣơng án quy hoạch cấp nƣớc, kế hoạch đầu tƣ xây dựng cấp nƣớc theo giai đoạn.

Thứ tư, giải pháp về nguồn vốn đầu tƣ

Để thực hiện quản lý, quy hoạch cấp nƣớc theo đúng lộ trình cần huy động một nguồn vốn đầu tƣ rất lớn. Ngoài các nguồn vốn đầu tƣ truyền thống từ ngân sách nhà nƣớc, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tƣ, vay vốn thƣơng mại trong nƣớc để giảm gánh nặng trong nƣớc và tăng cƣờng nguồn xã hội hóa

cần kêu gọi, mở rộng cơ chế để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ, góp vốn và kêu gọi các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Thứ năm, giải pháp sử dụng nguồn cấp nƣớc bổ trợ khác

Hà Nội có lƣợng mƣa tƣơng đối phong phú. Tuy nhiên, với lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn lớn cùng với hệ thống thoát nƣớc mƣa còn nhiều bất cập dẫn đến ngập úng cục bộ thƣờng xuyên xảy ra. Áp dụng biện pháp khoa học công nghệ để thu gom nƣớc mƣa và bổ sung nhân tạo nƣớc dƣới đất là giải pháp hiệu quả góp phần ổn định lƣợng nƣớc ngầm bị khai thác quá mức, bảo tồn và lƣu chứa lƣợng nƣớc dƣ thừa trên bề mặt cho tƣơng lai, tránh ngập úng ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống dân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai ​ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)