An toàn (S1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai ​ (Trang 40 - 46)

Thứ nhất, đối với nƣớc sinh hoạt, trên địa bàn quận đã có Xí nghiệp nhà

máy sản xuất nƣớc sạch đóng trên địa bàn. Đó là Xí nghiệp kinh doanh nƣớc sạch Ba Đình có địa chỉ tại số 18 Núi Trúc, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, 100% khai từ nguồn nƣớc ngầm. Xí nghiệp này đã và đang cung cấp nƣớc sạch sinh hoạt cho ngƣời dân trên địa bàn của quận Ba Đình. Theo số liệu mà Xí nghiệp nƣớc sạch này cung cấp, hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình, đến 100% các hộ gia đình đƣợc sử dụng nƣớc sạch (nƣớc máy). Chất lƣợng nƣớc đảm bảo vệ sinh, đạt quy chuẩn kỹ thuật về nƣớc sinh hoạt. Điều đó cũng tƣơng đối phù hợp với số liệu mà tác giả tự điều tra các hộ gia đình.

Bảng 2.1: Hộ gia đình sử dụng nƣớc sạch trên địa bàn quận Ba Đình cho mục đích ăn uống, thành phố Hà Nội

TT NGUỒN NƢỚC SỐ HỘ DÂN TỈ LỆ (%) 1 Nƣớc máy 85 70,8 2 Nƣớc mƣa 0 0,0 3 Nƣớc đóng chai và tự lọc bằng thiết bị vệ sinh gia đình 34 28,3 4 Nguồn khác 1 0,8 Tổng 120 42

Nhƣ vậy, theo phiếu điều tra mà 120 hộ gia đình tham gia khảo sát, gần 100% ngƣời dân đƣợc tiếp cần nƣớc máy, trong đó có khoảng 70% dân số trên địa bàn quận Ba Đình trực tiếp sử dụng nƣớc máy cho mục đích ăn uống. Số hộ gia đình sử dụng nƣớc đóng chai, nƣớc tự lọc bằng thiết bị vệ sinh gia đình chiếm tỉ lệ 28.3% (bảng 2, hình 2). Tác giả luận văn cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do, nhiều hộ gia đình thuê nhà và sinh sống trên địa bàn. Họ không tin tƣởng nguồn nƣớc do chủ trọ cung cấp, họ thƣờng mua nƣớc đóng vào những bình có dung tích khoảng 15 lít – 20 lít để dùng cho ăn uống. Còn nƣớc chủ trọ cung cấp dùng cho tắm giặt. Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế muốn mua nƣớc bình hoặc tự lọc lại để dùng cho ăn uống để đổi lại cảm giác đảm bảo vệ sinh hơn mặc dù theo quy định và cam kết quả các đơn vị cấp nƣớc thì nƣớc cấp đến ngƣời dân đã phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu theo Thông tƣ 05/2009/TT-BYT của Bộ Y tế.

Hình 2.2: Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc sạch (nƣớc máy) trên địa bàn quận Ba Đình cho mục đích ăn uống, thành phố Hà Nội

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Số liệu các hộ gia đình đánh giá về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt đƣợc thể hiện dƣới Bảng 3, Hình 3 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Đánh giá về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc của các hộ dân trên địa bàn quận Ba Đình TT MỨC ĐỘ SỐ HỘ DÂN TỈ LỆ (%) 1 Không đảm bảo 20 16.7 2 Ít đảm bảo 2 1.7 3 Đảm bảo 88 73.3 4 Rất đảm bảo 10 8.3 Tổng 120 100

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Hình 2.3: Các hộ gia đình trên địa bàn quận Ba Đình đánh giá về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc máy

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Theo đó, 73,3% các hộ gia đình đánh giá nguồn nƣớc sinh hoạt đảm bảo chất lƣợng vệ sinh, 8,3% các hộ gia đình đánh giá nguồn nƣớc sinh hoạt rất đảm bảo chất lƣợng vệ sinh, 1,7% các hộ gia đình đánh giá nguồn nƣớc sinh hoạt ít đảm bảo chất lƣợng vệ sinh, 16,7% các hộ gia đình đánh giá nguồn nƣớc sinh hoạt không đảm bảo chất lƣợng vệ sinh. Nhƣ vậy, tỉ lệ các hộ gia đình cho rằng nguồn nƣớc sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh và ít đảm bảo vệ

sinh không nhỏ (tổng 18,4%). Vì thế, chúng ta cần kết hợp với những số liệu điều tra khác để xem xét tổng thể mức độ đảm bảo vệ sinh của nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình.

Theo số liệu mà tác giả luận văn tiến hành điều tra các hộ gia đình trên địa bàn quận Ba Đình đánh giá rất hiếm khi họ thấy nƣớc sinh hoạt có màu, mùi lạ (bảng 4, hình 4). Trong số 120 hộ dân tham gia trả lời phiếu điều tra, có đến 77 hộ (64.2%) cho rằng không bao giờ thấy nƣớc máy ở đây xuất hiện màu sắc, mùi vị lạ, 42 hộ (35%) cho rằng rất ít khi thấy nƣớc máy ở đây xuất hiện màu sắc, mùi vị lạ.

Bảng 2.3: Đánh giá màu sắc, mùi vị bất thƣờng của nƣớc sinh hoạt

TT MỨC ĐỘ SỐ HỘ DÂN TỈ LỆ (%)

1 Không bao giờ 77 64.2

2 Ít gặp 42 35.0

3 Thƣờng xuyên 1 0.8

4 Liên tục 0 0.0

Tổng 120 100

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Hình 2.4: Ngƣời dân trên địa bàn quận Ba Đình đánh giá về tình trạng xuất hiện màu sắc, mùi vị lạ của nƣớc sinh hoạt.

Nƣớc chiếm đến 70% thể trọng con ngƣời và có vai trò quan trọng đối với sự sống của con ngƣời. Việc sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt cho ăn uống, tắm giặt, vệ sinh không đảm bảo chất lƣợng gây ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe con ngƣời, thậm chí dẫn đến tử vong nếu bị nhiễm độc nặng. Các bệnh do ô nhiễm nguồn nƣớc gây ra phổ biến nhất là các bệnh tiêu chảy, thƣơng hàn, giun sán, ngoài da, đau mắt…Thông qua mức độ và tần suất xuất hiện các bệnh liên quan đến nƣớc có thể đánh giá đƣợc phần nào chất lƣợng nƣớc sinh hoạt mà ngƣời dân sử dụng. Khi điều tra về tình trạng mắc các bệnh nhƣ tiêu hóa, ngoài da, đau mắt tại địa bàn, tác giả nhận đƣợc kết quả rất tích cực (bảng 5).

Bảng 2.4: Tình trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình

TT MỨC ĐỘ SỐ HỘ DÂN TỈ LỆ (%)

1 Không bao giờ 34 28.3

2 Hiếm khi 81 67.5

3 Thỉnh thoảng 5 4.2

4 Thƣờng xuyên 0 0.0

Tổng 120 100

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Hình 2.5: Tỉ lệ ngƣời dân mắc bệnh liên quan đến nƣớc trên địa bàn quận Ba Đình

Theo kết quả điều tra này, 67,5% các hộ gia đình cho rằng các thành viên trong gia đình họ ít khi mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa, 28,3% các hộ gia đình cho rằng các thành viên trong gia đình họ không bao giờ mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa, 4,2% các hộ gia đình cho rằng các thành viên trong gia đình họ thỉnh thoảng mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa. Đặc biệt không có hộ gia đình nào cho rằng các thành viên trong gia đình họ thƣờng xuyên mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa.

Với những số liệu điều tra kể trên, chúng ta có thể thấy, chất lƣợng nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình ở mức đảm bảo vệ sinh.

Số liệu này phù hợp với số liệu mà tác giả luận văn lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý khi đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc sinh hoạt. Cụ thể: Trong số 20 chuyên gia, nhà quản lý đƣợc lấy ý kiến về chất lƣợng nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình thì 90% cho rằng chất lƣợng nƣớc sinh hoạt rất tốt, 10% đánh giá chất lƣợng tốt. Đặc biệt không có ai cho rằng nguồn nƣớc không đảm bảo vệ sinh hoặc chỉ ở mức trung bình (Bảng 6).

Bảng 2.5. Đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý về chất lƣợng vệ sinh nguồn nƣớc sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình

TT MỨC ĐỘ SỐ CHUYÊN GIA, NHÀ QUẢN LÝ TỈ LỆ (%) 1 Rất tốt 2 10 2 Tốt 18 90 3 Trung bình 0 0 4 Kém 0 0 Tổng 20 100

Nguồn: [Tác giả t đi u tra và tổng hợp]

Kết luận: kết quả khảo sát ngƣời dân và chuyên gia trong lĩnh vực về

dân đƣợc tiếp cận nƣớc sạch đạt chuẩn và 100% các chuyên gia nhận định chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở mức tốt và rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn quận ba đình, hà nội thực trạng, giải pháp và những thách thức trong tương lai ​ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)