Nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet banking của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Phạm Thanh Tùng (2013) “Giải pháp phát triển dịch vụ IB tại các NHTM cổ phẩn trên địa bàn TPHCM”. Nghiên cứu đƣợc tiến hành điều tra lấy mẫu thuận tiện 300 khách hàng. Nghiên cứu đã khám phá ra 6 yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ IB nhƣ: Nhận thức tính hữu dụng, nhận thức tính dễ sử dụng, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức chi phí, nhận thức rủi ro.

Nghiên cứu chỉ tiến hành đối với các khách hàng sử dụng dịch vụ IB của các NHTM cổ phần trên địa bàn TPHCM nên chƣa bao quát đƣợc thị trƣờng và suy rộng cho cả thị trƣờng Việt Nam cũng nhƣ nghiên cứu chọn mẫu theo phƣơng pháp thuận tiện nên tính đại diện chƣa cao.

Trần Huỳnh Anh Thƣ (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện gồm 300 khách hàng là những ngƣời chƣa từng sử dụng hoặc đã sử dụng qua IB của các ngân hàng thƣơng mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Lòng tin về chất lƣợng công nghệ, sự hữu ích và sự dễ sử dụng ảnh hƣớng đáng kể đến quyết định sử dụng IB của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam.

Nguyễn Thị Quý (2014) “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân tại Eximbank chi nhánh Tiền Giang”. Nghiên cứu chọn mẫu theo phƣơng pháp phi xác xuất - thuận tiện gồm 300 khách hàng cá nhân đang và chƣa sử dụng dịch vụ IB tại Eximbank. Nghiên cứu khám phá đƣợc 6 yếu tố là: Cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, sự giảm rủi ro, sự không hỗ trợ và thái độ ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân tại Eximbank Tiền Giang.

Nguyễn Thị Hải Thƣ (2015) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận dịch vụ IB tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 630 khách hàng với số lƣợng bảng câu hỏi đạt yêu cầu là 540 bảng. Kết quả nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố nhƣ: Cảm nhận về việc dễ dàng sử dụng dịch vụ, cảm nhận về hữu ích của dịch vụ, cảm nhận về rủi ro trong giao dịch, ảnh hƣởng xã hội, hình ảnh của ngân hàng có ảnh hƣởng đến sự chấp nhận dịch vụ IB. Nghiên cứu khảo sát cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhƣng không tách bạch rõ ràng và phụ thuộc sự đánh giá chủ quan của ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch IB của doanh nghiệp. Số liệu nghiên cứu chỉ trong vòng 3 năm nên chƣa phản ánh hết thực trạng chấp nhận dịch vụ IB tại Eximbank.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, luận văn thực hiện qua hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu chính thức thông qua phƣơng pháp định lƣợng.

Nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp tiếp cận là dựa vào các nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về IB, trên cơ sở kế thừa, tác giả sẽ đƣa ra một số yếu tố vào mô hình nghiên cứu để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng IB của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu còn áp dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ra quyết định sử dụng IB của khách hàng tại TPHCM.

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Dùng kỹ thuật thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi bằng cách khảo sát khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ IB tại TPHCM. Thông tin dữ liệu sơ cấp thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi đƣợc đánh giá độ tin cậy dựa vào kiểm định mô hình theo hệ số Cronbach’s alpha, phân tích EFA, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet banking của khách hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)