Áp dụng đại trà: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

Một phần của tài liệu một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thái (Trang 27 - 30)

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1 Áp dụng thực tiễn

3.Áp dụng đại trà: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

lớp 3 trường Tiểu học Hua Nà.(sử dụng kiến thức trong mục 2.2.2)

Tôi tiến hành dạy 2 nhóm (Nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm) trên cùng

một bài trong tiết học ngoại khoá. Tuần 20 đến tuần 22

Sau tiết học tôi tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khoá vào một buổi học hai trong ngày cho học sinh khối 3

. Tổ chức trò chơi: tìm từ, ghép từ.

Bước 1. Trò chơi tìm từ

Hoạt động nhóm 4: Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm trao đổi tìm các từ có nghĩa. Mỗi từ có một trong các phụ âm (l – đ ; v – b; t – th )

Chuẩn bị:

+ Giáo viên chuẩn bị các điều kiện cho học sinh tổ chức trò chơi như: giấy A4, bút, viết bảng phoóc...

+ Học sinh chuẩn bị: bút, thước kẻ, bút màu... Tổ chức trò chơi:

Các nhóm tiến hành tìm từ, viết vào giấy A4 sau đó yêu cầu nhóm cử 2 thành viên lên bảng 1 thành viên đọc, một thành viên ghi những từ đã tìm được lên bảng trong thời gian 5 phút.

Nhận xét - đánh giá:

Giáo viên cùng học sinh đánh giá kết quả hoạt động nhóm 4 của học sinh.

Bước 2 – Trò chơi ghép từ Hoạt động nhóm đôi Chuẩn bị:

+ Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, một số vật dụng quen thuộc. Phiếu ghi nội dung tranh.

+ Học sinh chuẩn bị: bút, thước kẻ, bút màu... Tổ chức trò chơi:

Các nhóm tiến hành bốc, đọc phiếu và tìm đúng tranh và vật dụng đã ghi trong phiếu. Sau đó ghi nội dung vào từng bức tranh và dán kết quả vào giấy A0 để trưng bày sản phẩm

Ví dụ: phiếu ghi " thước kẻ; bút vẽ; quyển vở" phiếu ghi "vút chì; bàn ghế; lọ hoa"...

Học sinh tìm đúng tranh vẽ thước kẻ, bút vẽ, quyển vở, bút chì, lọ hoa...và ghi xuống bên dưới tranh ảnh, vật dụng tên gọi đúng của chúng.

Nhận xét - đánh giá:

Giáo viên cùng học sinh đánh giá kết quả hoạt động của từng nhóm. Đánh giá về số lượng, thời gian, cách phát âm những từ của từng cặp.

Yêu cầu: học sinh đọc lần lượt các từ đã tìm được và so sánh nghĩa của chúng để cùng giáo viên sửa sai cho học sinh.

Sửa sai bằng cách cho học sinh phân biệt các từ đúng, sai. Giáo viên đọc để học sinh chỉ đúng các từ và tự sửa nếu có thể. Nhìn miệng giáo viên khi phát âm. So sánh nghĩa của các từ như: Từ bà; và (bà khác và). “Bà” là danh từ chung chỉ một thành viên cao tuổi sinh thành ra bố hoặc mẹ mình còn “và” là từ nối các

vế trong câu ghép. Từ đen và len (đen khác len) “đen” là một từ chỉ màu sắc còn “len” là một loại sợi dùng để sản xuất ra quần áo, các sản phẩm may mặc...

Đối với các bài tập đọc, trước tiên yêu cầu những học sinh đọc sai đọc lại bài và yêu cầu học sinh khá giỏi phát hiện những lỗi đọc sai của bạn mình để học sinh được tự lưu ý, tự sửa.

Cuối cùng, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc bằng cách yêu cầu những học sinh đọc sai quan sát trực tiếp cách phát âm của giáo viên để lưu ý cho học sinh cách ngắt hơi, vòm họng, kết hợp của lưỡi và bật hơi. Sau khi học sinh đã được quan sát tôi tiếp tục yêu cầu học sinh nghe cách phát âm của giáo viên và cùng

thực hành (Có thể kết hợp sử dụng bảng chữ cái để hướng dẫn học sinh)

Trong mỗi tiết tập đọc, tôi luôn áp dụng các hoạt động nhóm gồm: Nhóm cùng sở thích (thích học môn Tập đọc)

Nhóm đôi bạn cùng tiến (học sinh giỏi giúp học sinh đọc sai)

Nhóm cùng năng lực (những học sinh sai cùng một cặp phụ âm).

Trong tất cả các môn học tôi đều lựa chọn những từ có phụ âm học sinh đọc sai để viết lên góc phải của bảng, sau tiết học yêu cầu học sinh đọc và phát âm lại cho chuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn nữa, trong các tiết luyện từ và câu, tôi cố gắng giành nhiều thời gian để học sinh được lựa chọn các từ và cách phát âm chuẩn. thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh để các em đọc và phân biệt đúng các tiếng, từ cần sửa.

Với cách tổ chức "chơi mà học - học mà chơi" tôi đã thu hút được 100 % số học sinh trong lớp tham gia. Trong đó nhóm cùng sở thích đã phát huy tốt sở thích của mình là động lực để các nhóm khác học tập. Đây cũng là những thành viên góp phần sửa khi bạn mình đọc sai. Các em không những chỉ áp dụng sửa sai trong từng tiết học mà các em đã dần áp dụng và tự sửa sai cả khi giao tiếp trong cuộc sống.

Cuối học kỳ I, tôi đã giải quyết phần lớn tình trạng đọc sai cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái của trường Tiểu học xã Hua Nà. Tuy tình trạng đọc sai của các em chưa hoàn toàn sửa được. Song bản thân tôi thấy các em đã có hứng thú học phân môn Tập đọc và bước đầu học tập có hiệu quả. Từ chỗ các em chưa phân biệt được cách phát âm đúng, sai. Bản thân tôi đã áp dụng kinh nghiệm dạy tập đọc cho học sinh, các em đã phân biệt được sự khác nhau giữa cách đọc và nghĩa của chúng. các em đã có ý thức sửa và tự sửa cho bản thân.

PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm I. Những bài học kinh nghiệm

Với kết quả như trên, tôi thấy rất vui khi học sinh của mình có sự tiến bộ, thấy rõ trách nhiệm của bản thân khi làm công tác giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và kiên trì, luôn luôn thể hiện tình yêu thương đối với các em. Tỏ rõ trách nhiệm của người thầy, phải thấy rõ sự nhức nhối khi học sinh của mình đọc chưa đúng. Thấy rõ được rằng mình đảm nhiệm giáo dục mà dân trí còn thấp thì làm sao khi đúng độ tuổi, các em hoàn thành bậc học với một hành trang thi thức đảm bảo để đi vào cuộc sống xã hội, điều đó thật giản dị và quý giá. Nó càng quý giá biết bao khi các em là con em đồng bào dân tộc Thái: nhìn thấy cái chữ đã là niềm hạnh phúc, biết được cái chữ, sử dụng nó còn là một niềm hạnh phúc lớn lao. Như trên đã nói, mặc dù có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục đã tìm hiểu, nghiên cứu về môn Tiếng Việt. Họ đã đưa ra những quan điểm, những biện pháp khác nhau nhằm giúp các em học tốt hơn môn học đó trong đó có phân môn Tập đọc. Song với trách nhiệm trước học sinh của mình, tôi đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều để làm sao đưa ra những biện pháp tốt nhất để vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đối với học sinh dân tộc Thái.

Một phần của tài liệu một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thái (Trang 27 - 30)