Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châ uÁ –Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến nay
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực giai đoạn từ 2009 đến nay
2.1.1. Bối cảnh quốc tế: Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, đầu tư cùng hợp tác giữa các quốc gia ở các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư diễn ra mạnh mẽ. Các chủ thể kinh tế quốc tế được thuận lợi, tự do trong việc hợp tác, kinh doanh ở hầu khắp các thị trường thế giới trong khuôn khổ luật pháp của các nước và luật định quốc tế. Hoạt động hợp tác xã hội, nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ thiên tai giữa các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Các tổ chức dân sự quốc tế thuận lợi trong việc hợp tác, nâng cao năng lực các vùng khó khăn, trợ giúp người dân nghèo trên khắp thế giới. Hoạt động văn hóa, giáo dục không có giới hạn về biên giới, thúc đẩy nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cho các công dân ở những nước kém phát triển. Hoạt động thể thao, văn hóa, truyền thông, truyền hình được tự do phát triển, hợp tác, quảng bá, giao lưu,. Người dân trên toàn thế giới được hưởng nhiều lợi ích của việc toàn cầu hóa, tự do thương mại, đầu tư, dễ dàng tìm và có việc làm phù hợp với năng lực, dễ tiếp cận thị trường quốc tế, thị trường vốn được luân chuyển mạnh mẽ. Xu hướng chung là hợp tác, cùng phát triển và đem lại điều tốt đẹp cho nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến cho nhân loại nhiều thành tựu rực rỡ, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ mới về vật lý, sinh hóa đem đến cho con người nhiều kết quả tốt đẹp. Cuộc cách mạng công nghiệp này cũng đồng thời đưa ra thách thức lớn đối với mọi quốc gia, dân tộc, cá nhân trong việc chuyển mình kì diệu của tiến bộ khoa học mới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hòa bình, hợp tác, phát triển diễn ra mạnh mẽ, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới xảy ra năm 2008 rất khốc liệt tác động đến hầu hết các quốc gia, chủ thể kinh tế trên thế giới.
Nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề. Một số quốc gia lớn có những biện pháp hạn chế tự do hóa thương mại, vì lợi ích quốc gia đơn lẻ đưa ra những chính sách hạn nghạch, tăng thuế nhập khẩu, cấm vận kinh tế, đơn phương áp đặt biện pháp phạt các đối tác,..tác động xấu đến hoạt động kinh tế, giao lưu thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, khủng hoảng và xung đột ở một số khu vực trên thế giới, chiến tranh cục bộ giữa các quốc gia, dân tộc, phe nhóm,..vẫn diễn ra. Khu vực Bắc Phi, Trung Đông với những cuộc chiến dai dẳng kéo theo nhiều hệ lụy cho cả khu vực và nền an ninh chính trị thế giới. Vấn đề di cư bất hợp pháp, khủng hoảng môi trường, nợ công, thất nghiệp diễn ra còn trầm trọng tác động mạnh đến các nước trên thế giới. Quan hệ căng thẳng giữa liên bang Nga và Hoa Kỳ cũng như EU vì nhiều lý do khác nhau càng làm cho bức tranh chính trị, an ninh thế giới thêm phức tạp. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang phức tạp, có thể gây ra cuộc chiến thương mại quốc tế. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận cũng đang chịu nhiều tác động bởi chính sách của lãnh đạo Hoa Kỳ. Những vấn đề này làm suy giảm lòng tin vào nền hòa bình của thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng đến các thể chế, luật định của thế giới về một nền hòa bình có kiểm soát dựa trên luật pháp quốc tế, về xu hướng tự do hóa thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế. Các vấn đề như vậy tuy đơn lẻ, xảy ra ở từng khu vực, từng cặp quan hệ khác nhau, nhưng qua các tác nhân là những chủ thể quốc tế lớn làm cho vấn đề càng trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường hòa bình, xu hướng chủ đạo là hợp tác của nền chính trị, an ninh thế giới. Những vấn đề toàn cầu như vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực liên minh châu Âu, khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng như toàn thế giới.
2.1.2. Bối cảnh Liên minh châu Âu giai đoạn từ năm 2009 đến nay: Liên minh châu Âu gồm 28 nước thành viên, tổng dân số hơn 500 triệu người
là một chủ thể kinh tế lớn của thế giới. Tổng giá trị thương mại của EU lơn nhất trên thế giới, sức cạnh tranh của nền kinh tê EU ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Giai đoạn này chứng kiến sự hội nhập, liên kết mạnh mẽ của EU trên nhiều lĩnh vực. Liên kết của EU trở thành hình mẫu cho các khu vực hội nhập liên kết khác học tập theo. Chủ thể EU có vai trò ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế. EU cũng là một khu vực phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, bình đẳng cao cho mọi công dân khu vực. Người dân EU được hưởng nhiều thành quả ngọt ngào của liên kết, hội nhập sâu rộng giữa các nước thành viên. Ngôi nhà chung EU đem lại nhiều mặt tốt đẹp, thỏa mãn nhiều khát vọng của các công dân khu vực về việc làm, thu nhập, tự do di chuyển, cư trú, học tập và làm việc theo sở nguyện của bản thân trong khuôn khổ hợp lý của luật định. EU rõ ràng là một hình mẫu lý tưởng nhất cho các khu vực khác trên thế giới học tập, noi gương. Hiệp ước Lisbon được liên minh châu Âu thông qua, có hiệu lực năm 2009. Bên cạnh liên kết sâu rộng về kinh tế, văn hóa xã hội, tự do luân chuyển vốn, lao động, việc làm, thúc đẩy quyền công dân, xã hội dân sự, chính sách đối ngoại chung, Hiệp ước Lisbon tăng cường, mở rộng sang lĩnh vực an ninh-quốc phòng và chính sách đối ngoại chung của EU. Ngoài chức danh chính thức về hoạt động đối ngoại chung của EU là Đại diện cấp cao phụ trách an ninh - đối ngoại chung đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban EU, một cơ quan chuyên trách về quốc phòng của EU được thành lập, với một số hoạt động thực tiến: có quân số chung, diễn tập chung giữa một số nước EU. Các hoạt động này của EU độc lập với cơ chế hợp tác của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO). Như vậy, hoạt động liên kết, hội nhập của EU diễn ra mạnh mẽ, thu nhiều kết quả to lớn, giúp cho EU có vai trò, tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị, an ninh thế giới.
Tuy nhiên, giai đoạn này, Liên minh châu Âu cũng phát sinh nhiều thách thức lớn: khủng hoảng nợ công, vấn đề thất nghiệp, vấn đề Brexit và hệ
lụy, già hóa dân số, khủng hoảng người di cư, tội phạm khủng bố, …Thứ nhất, liên minh châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng nợ công, sau khi khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Nợ công ở một số nước thuộc Eu như Hy Lạp, Tây ban Nha, Italia ..vượt ngưỡng an toàn. Cuộc khủng khoảng nợ công kéo theo phong trào chủ nghĩa dân tộc ở các nước thành viên bùng phát. Khủng hoảng nợ công gây ra chia rẽ, phân hóa các nước giàu hơn và kém hơn trong EU dẫn đến khó khan cho tiến trình liên kết sâu về lĩnh vực chính trị của EU. Nợ công của Hy Lạp ở mức trên 100% GDP làm cho nước này có nguy cơ vỡ nợ, nguy cơ phải rời khỏi liên minh EU.Tuy được EU đứng ra giải cứu thành công, nhưng Hy Lạp vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc khôi phục kinh tế, trả nợ công hay cải cách chi tiêu công. Bên cạnh đó, EU đối mặt những vấn đề về tình trạng nhập cư ồ ạt vì các cuộc chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông.
Sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố IS làm làn sóng người di cư vào EU ngày một trầm trọng. Khủng hoảng di cư làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa các thành viên EU về việc chấp nhận hay ngăn cản người nhập cư vào các nước thành viên. Một bên nước Đức ủng hộ nhận người nhập cư, một mặt các nước như Hunggary, Bungary..phản đối người nhập cư, tạo ra hang rào ngăn cấm người nhập cư. Biên giới Hungary dự kiến vẫn là biên giới ngoài EU và khu vực Schengen, mang theo trách nhiệm và gánh nặng của biên giới của cả Liên minh. Hungary, cho đến nay chủ yếu là một quốc gia quá cảnh, bây giờ ngày càng trở thành một mục tiêu quốc gia. Vai trò của các quốc gia vùng biên như điểm khởi hành, quá cảnh di cư, và những nỗ lực của họ chống lại tội phạm có tổ chức. Di cư như một hiện tượng tự nhiên nhưng phức tạp, không loại trù khả năng tổ chức tội phạm hoặc các nhóm khủng bố có thể cố gắng sử dụng các kênh truyền hình di cư để thành lập hoặc củng cố vị trí của họ ở Hungary. Di cư bất hợp pháp xuất hiện đầu tiên và trước hết là một vấn
đề của thực thi pháp luật. Sau khi tham gia hiệp ước Schengen, đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao bảo vệ an ninh vùng biên, đặc biệt đòi hỏi hiệu quả hơn hoạt động hợp tác giữa bộ đội biên phòng Hungary và chính quyền nhập cư. Các nước Italia, HyLap gây nhiều tranh cãi về vấn đề hạn ngạch tiếp nhận người nhập cư. Nhiều vấn đề nhân đạo nảy sinh trong việc tiếp nhận người nhập cư. An ninh xã hội các nước thành viên EU bị ảnh hưởng xấu vì vấn nạn người nhập cư. Đã có các vụ khủng bố và tệ nạn trầm trọng xảy ra ở EU từ những người di cư bất hợp pháp. Ngoài ra, vấn đề già hóa dân số ở các nước phát triển của EU và vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc người già, người cao tuổi đang làm cho EU gặp nhiều khó khăn trong tiến trình phát triển. Một vấn đề nữa là thách thức của hiện tượng ấm lên toàn cầu, biến đổi khí hậu thế giới và khu vực làm môi trường và chi phí đảm bảo môi trường tốt ở EU tốn kém với các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Nhiều doanh nghiệp EU phá sản hay chuyển dịch thị trường khỏi các nước EU nhằm tránh thuế môi trường ở mức cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Vấn đề thất nghiệp cũng làm trầm trọng nền kinh tế, an sinh xã hội của EU. Châu Âu dường như đang trở nên rất dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào bởi những đối tượng khó lường. Trước thách thức an ninh từ những kẻ cực đoan và khủng bố, Cơ quan Thăm dò Dư luận châu Âu (Eurobarometre) sau khi tiến hành cuộc thăm dò cho biết đa số công dân châu Âu mong muốn EU đặt cuộc chiến chống khủng bố làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Việc Nhà nước Hồi giáo IS có cơ cấu tổ chức theo kiểu mạng lưới khiến việc vô hiệu hóa những kẻ cầm đầu trở nên hết sức khó khăn. Điều này khiến an ninh của châu Âu đang thực sự bị đe dọa. Do đó, hợp tác quốc tế chặt chẽ có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố quốc tế này. Một số lượng lớn người nhập cư đang ngập tràn vào châu Âu một cách hoàn toàn không thể kiểm soát được trong thời gian gần đây và phần
lớn trong số họ là nhập cư bất hợp pháp. Rõ ràng trong số này có không ít các phần tử đi theo tư tưởng của IS. Ngoài ra, quá trình cực đoan hóa các suy nghĩ, tư tưởng của nhiều người Hồi giáo sinh sống ở châu Âu vẫn diễn ra đối với thế hệ thứ hai, thứ ba. Những người này dù sở hữu hộ chiếu Châu Âu nhưng lại có tâm lý thù địch với chính nơi mình sinh sống, đồng thời ủng hộ tư tưởng của IS bằng các hành động như ủng hộ hay thực hiện các vụ gây bạo loạn, hoạt động khủng bố mới.
Một vấn đề khác là Brexit: nước Anh xin tách ra khỏi liên minh
châu Âu. Lý do có nhiều vì an ninh, ổn định xã hội, tránh người nhập cư bất
hợp pháp, kinh tế việc làm của người Anh, vì đóng góp và thu nhận vào các quỹ hoạt động của EU làm người dân Anh không hài long, vì thể chế và hạn chế của thể chế EU làm suy giảm lòng tin của công dân Anh vào một Liên minh vững mạnh,..Điều này phản ánh xu hưởng mất long tin vào một EU như là ngôi nhà chung an toàn và thịnh vượng cho các nước thành viên, làm dấy lên xu hướng dân tộc chủ nghĩa ở các chính đảng của các nước thành viên. Hệ quả của việc nước Anh xin tách ra khỏi EU chưa thể đong đo cho đến nay nhưng ảnh hưởng của nó là rất lớn đến tiến trình hội nhập, liên kết sâu rộng của EU. Nội bộ của EU đang có những vấn đề cần giải quyết nhằm tránh các nước thành viên khác xin tách khỏi liên minh như nước Anh.
Về nền kinh tế EU giai đoạn 2009 đến nay: những năm 2009 đến
2012 suy giảm rõ ràng, dai dẳng gây nhiều vấn nạn về thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đên việc tiêu dùng hay sức mua của xã hội và công dân, tác động xấu đến việc ổn định xã hội. Từ năm 2013, nền kinh tế EU dần khắc phục khó khăn, tùy từng nước thành viên có mức độ tăng trưởng khác nhau nhưng nhìn chung EU đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế. Những vấn đề khó khăn, các điểm hạn chế của liên minh châu Âu được các nhà lãnh đạo của EU và các nước thành viên đồng thuận giải quyết làm tăng
niềm tin cho người dân liên minh châu Âu vào một tương lai tốt đẹp hơn của EU và gia tăng vai trò, vị thế của EU trên trường quốc tế. Cho đến năm 2017, kinh tế EU tăng trưởng tốt trở lại. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, sự phục hồi kinh tế của EU là động lực tăng trưởng toàn cầu, tạo việc làm tích cực, nền tảng tài chính tốt hơn, thu nhập công dân EU tăng mạnh,...Khu vực đồng euro tăng khoảng 2,2%, tốc độ nhanh nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2008.
Về những hạn chế của chính sách an ninh chung: do sự mở cửa của
các nước thuộc Liên minh châu Âu, việc đi lại giữa quốc gia này với quốc gia kia rất dễ dàng, thuận lợi cho người lao động, cho công dân châu Âu, nhưng cũng đồng thời tạo ra kẽ hở cho tội phạm. Đặc biệt thời đại của công nghệ thông tin cũng là điểm tạo thuận lợi cho các tổ chức khủng bố, trong đó có IS. Các vụ khủng bố đẫm máu trong lòng châu Âu cho thấy hợp tác và trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên EU về các đối tượng nghi vấn và hồ sơ tội phạm còn kém hiệu quả. Việc đảm bảo an ninh vẫn là cuộc chiến đơn lẻ của từng thành viên trong Liên minh châu Âu. Hạn chế lớn nhất là không có sự phối hợp giữ các nước thành viên. Lĩnh vực an ninh là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất. Chính sách an ninh và đối ngoại chung mặc dù trên lý thuyết thì có chính sách như vậy nhưng trên thực tế chưa được chặt chẽ. Sự chia sẻ thông tin mà trách nhiệm các quốc gia phải chia sẻ chưa có, nên việc ngăn chặn, dự báo, phối kết hợp để có thể hạn chế được những cuộc tấn công mang tính an ninh từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS còn rất hạn chế. Sự thiếu sự hợp tác chặt chẽ nhằm phát huy hiệu quả các công cụ sẵn có, bản thân mỗi nước EU cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an ninh, ổn định xã hội của quốc gia. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây Dương (NATO) gồm nhiều nước thành viên ở hai bờ khu vực Đại Tây dương, bao gồm trong đó tất cả các nước thành viên EU, tuy nhiên có một sự mặc nhiên là NATO lại
bị chi phối hoàn toàn bởi Mỹ và 2/3 ngân sách của NATO cũng từ Mỹ, vì thế