Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châ uÁ –Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến nay
2.2.3. Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương: EU có chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác
vực châu Á-Thái Bình Dương: EU có chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm hiện diện nhiều hơn tại khu vực và thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn với từng quốc gia trong khu vực. Liên minh châu Âu tiếp tục đưa ra Định hướng về chính sách an ninh và đối ngoại với khu vực Đông Á nhằm tăng cường hợp tác phát triển, mở rộng quan hệ với các nước khu vực này. Sau năm 2009, EU làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua các bước đi cụ thể trên các lĩnh vực quan hệ chính trị-đối ngoại, kinh tế-đầu tư-thương mai, hợp tác phát triển… EU luôn xác định trọng tâm quan hệ với châu Á Thái bình Dương là với các nước khu vực Đông Á. Với khu vực Đông nam Á, nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết về “tương lai quan hệ EU-ASEAN” năm 2014,
nhằm đẩy mạnh hợp tác với các nước Đông nam Á về nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, giải quyết xung đột, tranh chấp lãnh thổ, đảm bảo hòa bình khu vực. [1] Cùng với sự nâng cao về tiềm lực kinh tế và chính trị, các nước EU đang mong muốn và nỗ lực tăng cường quan hệ với các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị trên toàn cầu. Trong hơn một thập kỷ qua và trong những năm tiếp theo, EU rất chú trọng tới tăng cường quan hệ toàn diện với khu vực châu Á, một châu lục đã và vẫn tiếp tục phát triển rất năng động và đầy hứa hẹn. Đồng thời, EU cũng hướng tới mục tiêu củng cố thêm liên kết với một trong ba cực kinh tế chính trị của thế giới là EU, Mỹ và Đông Á.
Với mỗi quốc gia lớn hay chủ thể khác nhau của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, EU có các chính sách và thực thi hoạt động hợp tác phát triển khác nhau. Trong phạm vi đề tài, tác giả đi vào tìm hiểu về quan hệ hợp tác giữa EU và các đối tác chủ chốt của khu vực như: Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Việt Nam nhằm làm nổi bật vấn đề trọng tâm của đề tài là tìm hiểu về những điều chỉnh của chính sách đối ngoại của EU với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
2.2.3.1. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của EU và quan hệ hợp tác với Trung Quốc: Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn, quy mô nền kinh tế đứng
thứ hai thế giới, nền chính trị có sức ảnh hưởng lớn và quy mô dân số đứng đầu thế giới... là một chủ thể có vai trò rất to lớn trên bàn cờ chính trị, kinh tế thế giới. Quan hệ hợp tác giữa EU và trung Quốc có truyền thống lâu dài từ các mối quan hệ song phương giữa các nước thành viên EU cũng như với chính liên minh. Đối thoại chính trị giữa EU và Trung Quốc khởi động năm 1975. Quan hệ chính thức được hai bên thiết lập năm 1985 đánh dấu bằng Hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại giữa EC và Trung Quốc. EU đã thiết
lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2003 và được nâng cấp trong năm 2010 bao gồm các vấn đề đối ngoại, các vấn đề an ninh và các vấn đề toàn cầu như biển đổi khí hậu và quản trị nền kinh tế toàn cầu. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại thứ hai của EU. Đó là bằng chứng cho thấy nền kinh tế EU và Trung Quốc bổ sung cho nhau, và lý giải vì sao Trung quốc và EU là những đối tác hấp dẫn, quan trọng của nhau. Các mối quan hệ thương mại và đầu tư thực sự thúc đẩy sự phồn thịnh,tạo nhiều công ăn việc làm, động lực cho phát triển và luôn đề cao tính đổi mới cho cả hai bên. Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần thứ 14 vào tháng 2 năm 2012, kiến trúc thể chế cho quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc dựa trên 3 trụ cột: chính trị, kinh tế - thương mại và giao lưu giữa công dân hai phía. Các cuộc họp hội nghị Thượng đỉnh hàng năm cùng với các cuộc đối thoại cấp cao thường xuyên, cũng như nhiều cuộc đối thoại cấp ngành bao gồm danh sách rộng rãi các chủ đề như chính sách công nghiệp, giáo dục, hải quan, các vấn đề xã hội, năng lượng hạt nhân, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.... EU khẳng định mạnh mẽ phát triển mối quan hệ chiến lược một cách toàn diện với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.[41]
Bên cạnh nâng cao, làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư.. song phương và đa phương cả ở cấp độ liên minh cũng như cấp độ các nước thành viên, EU vẫn có những giới hạn về hợp tác an ninh quốc phòng với Trung Quốc vì nhiều lí do. Các nước lớn ở EU vẫn đồng thuận trong việc giới hạn hợp tác an ninh, chính trị, công nghiệp quốc phòng hay thậm trí là quyền sở hữu cổ phần ở các doanh nghiệp nhạy cảm của EU đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Như vậy, chính sách đối ngoại chung của EU với Trung Quốc giai đoạn này tuy thúc đẩy, tăng cường hợp tác kinh tế nhưng vẫn giới hạn về quan hệ chính trị, an ninh, quốc
phòng. Dù bản thân EU và Trung Quốc cần nhau trên bàn cờ chính trị thế giới, đặc biệt ở các diễn đàn thuộc liên hợp quốc, ở các vấn đề khu vực và quốc tế liên quan, các nước thành viên của EU vẫn còn nhiều mâu thuẫn, không thống nhất trong thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Mối lo về vị thế chính trị trên thế giới, đối thủ tương lai vẫn chiến thắng cái lợi của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai chủ thể này.
2.2.3.2.Điều chỉnh chính sách đối ngoại của EU và quan hệ hợp tác với Nhật bản: Quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế giữa EU và Nhật Bản tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp. Quan hệ hợp tác chính trị của EU với Nhật Bản cả ở cấp độ Liên minh và cấp độ các nước thành viên đều tốt đẹp. Dù ở hợp tác song phương giữa EU với Nhật Bản hay trên các diễn đàn đa phương, hai đối tác đều có nhiều đồng thuận, ủng hộ lẫn nhau. Các diễn đàn đa phương như : Liên hợp quốc, Nhóm nước phát triển G7, …hai đối tác này có sự hợp tác rất sâu, rộng với nhau, ủng hộ nhau về lập trường chính trị hay giải quyết các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Các nước thành viên của EU đã có những động thái mới nhằm tăng cường hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này cùng với xu hướng tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ hợp tác giữa khu vực EU và Nhật Bản có nhiều bước chuyển biến và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể kể ra một số thành công đáng kể trong các hành động chung của hai bên: ủng hộ tăng cường vai trò của Liên hợp quốc cũng được đề cập đến trong bản Tuyên bố chung và ký cam kết giữa các nước trong Liên hợp quốc có tham gia vào việc buôn bán các loại vũ khí hạng nhẹ. Hơn nữa cả Nhật Bản và Châu Âu đều cùng nhau thúc đẩy việc ký kết hiệp ước Kyoto về thay đổi khí hậu toàn cầu. Một chủ đề quan trọng khác cũng được hai bên đề cập là viện trợ chính thức (ODA). Cùng với việc đề cao vai trò của Liên hợp quốc và tránh các xung đột. Hai bên luôn cố gắng tăng cường mối quan hệ
trong những diễn đàn hợp tác, trong đó có hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) giữa các nhà lãnh đạo EU, ASEAN cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc diễn ra hai năm một lần. Tại diễn đàn này, EU cùng với Nhật Bản là hai đối tác phát triển và ổn định nhất so với những chủ thể khác. Nhật Bản là nước châu Á có nhiều điểm tương đồng nhất về dân chủ, luật pháp và kinh tế thị trường với các nước Châu Âu.
Hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư luôn được quan tâm nhiều nhất trong mối quan hệ song phương EU và Nhật Bản. Những năm gần đây, tình hình đã có những thay đổi lớn lao làm ảnh hưởng tích cực đến giao dịch thương mại giữa hai bên. Trong EU thì Đức và Anh là hai đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Trong đó Đức là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Nhật Bản. Hầu hết các nước thành viên EU đều có thâm hụt thương mại với Nhật Bản. Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ : Sự thịnh vượng của Nhật Bản và EU phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học và công nghệ. Cả hai không thể dựa vào tài nguyên cơ bản và càng không thể dựa vào lực lượng lao động giá rẻ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Nhật Bản và châu Âu đều có mối quan tâm đặc biệt về môi trường quốc tế hóa trong nghiên cứu và phát triển. Hai chủ thể đã thúc đẩy nhanh hơn việc hợp tác Khoa học và Kỹ thuật EU-Nhật Bản để đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài và thắt chặt các mối quan hệ quốc tế của mình thông qua các đề nghị sau: 1. Đưa hiệp định hợp tác Khoa học và Kỹ thuật EU-Nhật Bản vào hoạt động. 2. Xác định các hoạt động hợp tác cụ thể: Khoa học về cuộc sống, Thông tin và Công nghệ truyền thông, Công nghệ Nano, việc thay đổi môi trường khí hậu, ô nhiễm hạt nhân, năng lượng mới…3. Thiết lập mạng lưới các nhà nghiên cứu của châu Âu và Nhật Bản. 4. Tăng cường tính linh động của các nhà nghiên cứu châu Âu và Nhật Bản thông qua “cơ chế trao đổi nhân sự” bắt đầu thực hiện vào năm 2008. Hỗ trợ việc nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học: một ngành nhiều tiềm
năng: Trao đổi về học thuật và thực tiễn giữa hai bên; Tổ chức các cuộc hội thảo và các hoạt động khác nhằm khuyến khích sự phát triển của công nghệ sinh học. Tạo điều kiện tối đa cho các bên liên quan tham gia như: các doanh nghiệp tư nhân, nhà tài trợ, các phòng thí nghiệm tư nhân và các trường đại học. Hợp tác trong các dự án quốc tế về môi trường và khí hậu trái đất, chia sẻ thông tin về thay đổi khí hậu và địa chất. Cùng nhau thực hiện việc vệ tinh hóa theo dõi môi trường toàn cầu. Tăng cường nghiên cứu địa chấn học, thiết lập hệ thống cảnh báo động đất quốc tế và đánh giá mức độ rủi ro của các cơn địa chấn.
Như vậy, có thể thấy, chính sách đối ngoại chung của EU và các nước thành viên đạt được sự đồng thuận mạnh mẽ về các lĩnh vực quan hệ hợp tác với Nhật Bản. Dù là quan hệ chính trị đối ngoại, giải quyết các vấn đề toàn cầu, khu vực hay ở các lĩnh vực sâu rộng như khoa học, kỹ thuật cao, mối quan hệ hợp tác của EU và Nhật Bản đều tốt đẹp. Việc xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài giữa EU và Nhật Bản vì hoà bình và phát triển là một điều tốt lành cho nền hòa bình, thịnh vượng của thế giới. Chính sách đối ngoại chung của EU đối với Nhật bản giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, là làm sâu sắc thêm, sâu rộng hơn, toàn diện hơn tất cả các lĩnh vực hợp tác phát triển không nghi kị mà cùng cộng sinh, phát triển.
2.2.3.3.Điều chỉnh chính sách đối ngoại chung của EU và quan hệ hợp tác với ASEAN: Quan hệ hợp tác giữa EU và khu vực Đông nam Á(ASEAN) phát triển mạnh, có truyền thổng lâu dài giữa một số đối tác là thành viên của cả hai chủ thể cả hình thức song phương và đa phương. Giữa các nước thành viên hai khối có quan hệ hợp tác phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại,…trên phương diện đa phương, hai chủ thể có những cơ chế hợp tác như ASEM, ARF,….
Chiến lược mới của EU đối với châu Á dựa trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phát triển hơn nữa quan hệ với châu Á và nhấn mạnh rằng châu Á đáng được ưu tiên hơn nữa. Mục đích của chính sách này là phối hợp với từng quốc gia và cả khu vực, để tăng cường sự hiện diện của châu Âu ở châu Á về kinh tế và chính trị, đảm bảo được lợi ích của châu Âu trong khu vực ASEAN. Trong quan hệ chung với châu á, EU muốn thông qua sự hợp tác với ASEAN và các tổ chức khác trong khu vực nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực. Mối quan hệ đối tác mạnh mẽ có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai bên, và việc thúc đẩy quan hệ đối tác này sẽ mang lại kết quả cho các thế hệ tương lai. Tại Hội nghị “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU vì Hòa bình, Ổn định và Thịnh vượng”, hai bên đánh giá cao các tiến bộ và hiệu quả đã đạt được, nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ ASEAN - EU phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu. Trong lĩnh vực kinh tế, hai bên phấn đấu tăng thương mại hai chiều, nhất trí việc sớm nối lại đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) ASEAN - EU, gia tăng kết nối về cả hàng không, hàng hải, đường bộ, và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hai bên cũng nhất trí tham vấn kinh tế thường xuyên cấp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và EU, tích cực nghiên cứu và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện Kế hoạch hành động Thương mại và Đầu tư 2013-2014. ASEAN cũng đề nghị EU hỗ trợ ASEAN tiến hành các chương trình quảng bá về tiềm năng thương mại và đầu tư của ASEAN tại các nước EU.
EU hỗ trợ quá trình hội nhập của ASEAN : EU đã thành lập các chương trình hỗ trợ như Công cụ đối thoại khu vực EU - ASEAN và Hỗ trợ hội nhập khu vực ASEAN trong giai đoạn 2013-2016, nhằm thúc đẩy thực hiện các sáng kiến hội nhập khu vực trọng điểm trong Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN để xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất chung ASEAN. EU
giúp ASEAN tăng cường xây dựng năng lực trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản lý thiên tai và hoạt động của Ban thư ký ASEAN. EU khẳng định quyết tâm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, liên kết khu vực, trong đó có hợp tác sâu rộng với ASEAN. EU cũng đánh giá ASEAN là đối tác quan trọng, thành công trong tiến trình liên kết khu vực (ASEAN hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU và là thị trường thu hút đầu tư FDI lớn của EU); và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình ở Đông Á.
EU tiếp tục bày tỏ mong muốn sớm nâng cấp quan hệ ASEAN-EU lên đối tác chiến lược và tham gia sâu hơn vào các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), coi đây là những khuôn khổ quan trọng để EU cùng với ASEAN và các đối tác tham gia giải quyết các thách thức khu vực. Trưởng phái đoàn đại diện thường trực EU tại ASEAN, Olof Skoog, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của EU về hỗ trợ hơn nữa quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Ông Olof Skoog cũng lạc quan tin tưởng