Nội dung chủ yếu chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ 2009 đến nay

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 40 - 46)

Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châ uÁ –Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến nay

2.2. Nội dung chủ yếu chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ 2009 đến nay

2.2.1. Khái quát về Hiệp ước Lisbon và chính sách an ninh đối ngoại chung của EU giai đoạn này: Năm 2009, Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, bên cạnh các lĩnh vực liên kết sâu rộng hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu tư, tài

chính, tiền tệ, tự do di chuyển cả về nhân lực, việc làm, vốn, nghề nghiệp… EU làm sâu sắc hơn lĩnh vực hợp tác an ninh và đối ngoại. Hiệp ước Lisbon quy định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và hoạt động thực tiễn của việc hoạch định và thực thi chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU. Với mục tiêu của chính sách an ninh và đối ngoại là: “đưa ra các nguyên tắc nhằm giúp các thể chế của Liên minh trong việc hình thành, mở rộng, phát triển và tìm kiếm lợi ích trên toàn thế giới; EU nhấn mạnh về dân chủ, nhà nước pháp quyền, các vấn đề nhân đạo, quyền con người, bình đẳng, tự do và phù hợp các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” [2]. Thông qua Hiệp ước Lisbon, EU đã thành công trong việc cho ra đời chức danh của người phụ trách đối ngoại chung của liên minh. “Ngoại trưởng” của Liên minh EU chính là một vị Phó chủ tịch hội đồng châu Âu, có vai trò to lớn trong việc hoạch định, thực thi các chính sách đối ngoại chung của EU với các chủ thể quốc tế. Chức danh “ngoại trưởng” của EU chịu trách nhiệm điều phối nhiều lĩnh vực cụ thể như các hiệp định thương mại tự do, hợp tác phát triển quốc tế, vấn đề liên quan quyền con người, hỗ trợ nhân đạo quốc tế, cứu trợ nhân đạo và hỗ trợ kinh tế các nước, khu vực nghèo khó hay thiên tai, thậm trí là các vấn đề liên quan an ninh quốc tế mà liên minh có lợi ích hay quan tâm, … Điều này càng nâng cao vai trò, tiếng nói của EU trên trường quốc tế. Như vậy, các chủ thể quốc tế có thể trao đổi nhiều vấn đề quan trọng với một vị đại diện cấp cao về an ninh và đối ngoại của EU nhằm thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề và thực thi các hoạt động hợp tác giữa các bên hữu quan. Tiếp theo, Hiệp ước Lisbon quy định việc lập ra Cơ quan đối ngoại châu Âu có vai trò như một Bộ ngoại giao quốc gia trực tiếp hỗ trợ hoạt động cho vị “Ngoại trưởng” của EU trong hoạt động thực thi chính sách đối ngoại chung của EU. Thành viên của cơ quan này đến từ các thể chế của EU và quan chức ngoại giao của các nước thành viên. Cơ quan này có nhiệm vụ

phối hợp các hoạt động đối ngoại của EU với các nước thành viên trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước thành viên và lợi ích chung của EU. Nhiều vấn đề cụ thể được thực thi bởi Cơ quan đối ngoại châu Âu linh hoạt, hiệu quả hơn để cho các nước thành viên tự giải quyết. Ngoài ra, Hiệp ước Lisbon quy định việc giải quyết khủng hoảng bởi cơ quan chuyên trách, từng bước thành lập lực lượng quốc phòng chung của EU độc lập với cơ chế của NATO, tiến tới thành lập lực lượng giải quyết khủng hoảng chung có thể linh hoạt từ các nước hay một nhóm nước thành viên.

Sau một thời gian hoạt động thực tiễn về lĩnh vực an ninh và đối ngoại chung từ ngày Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, EU tiếp theo nâng cao vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách và thực thi chính sách đối ngoại chung. Và mục tiêu tổng quát của chính sách đối ngoại chung của EU giai đoạn gần đây đã được nâng lên thành: “củng cố chính sách an ninh đối ngoại góp phần ổn định và phát triển khu vực và toàn cầu; EU can dự và hợp tác với các quốc gia nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi, thúc đẩy dân chủ và tăng cường các quyền cơ bản của con người; EU phát triển chính sách an ninh quốc phòng chung giữa các thành viên; EU tăng cường hỗ trợ các quốc gia khác trong cuộc chiến chống đói nghèo, phát triển kinh tế các nước kém phát triển nhằm nâng cao đời sống và củng cố ổn định xã hội, đảm bảo an ninh.” [2]. Bên cạnh mục tiêu tổng quát trong giai đoạn mới này, EU vẫn đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, tăng cường hợp tác với các nước trong khuôn khổ NATO nhằm duy trì an ninh khu vực và toàn cầu. EU cùng với Hoa Kỳ giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động của NATO chống lại các thế lực thù địch có thể trong tương lai của khối và đảm bảo nền hòa bình cho thế giới. Ngoài ra EU đề cao hợp tác với các chủ thể lớn trong khuôn khổ Liên hợp quốc, nâng cao vai trò chủ chốt của các cơ chế của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ

và phát triển hòa bình thế giới. Liên minh châu Âu cũng khẳng định tăng cường hợp tác với các chủ thể quốc tế, các quốc gia có vị thế lớn trên bàn cờ chính trị khu vực và thế giới nhằm giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. [2]

2.2.2. Vấn đề an ninh đối ngoại EU và các nước thành viên: việc thỏa

thuận của các nước thành viên vì lợi ích chung và các mục tiêu chiến lược là sứ mạng của EU trong lĩnh vực an ninh, được xem xét ở 3 góc độ: 1) Thực thể chính trị hiện có trong khu vực biên giới lãnh thổ; 2) Công dân – yếu tố cơ bản của sự hình thành này; 3) Các nguồn lực vật chất và phi vật chất. Từ quan điểm này, nhiệm vụ an ninh của EU thể hiện qua các điểm sau: Hỗ trợ độc lập cho các nước thành viên, bất khả xâm phạm biên giới của họ, chủ yếu trong chính trị, kinh tế và các khu vực phi quân sự khác, cũng như trong lĩnh vực quân sự, nếu các nước thành viên đều đồng ý; Hợp tác để tăng cường khả năng một quốc gia thông thường và cá nhân để hỗ trợ an ninh.Các biện pháp để đảm bảo công dân các nước thành viên EU được sống trong môi trường an toàn, được bảo vệ về nhân quyền và các quyền tự do của họ tại lãnh thổ EU, hoặc khi rời khỏi EU thì cũng không gây ra mất an toàn cho các công dân khác và an ninh của các nước thành viên EU; Hỗ trợ việc bảo vệ công dân và bảo vệ tập thể chống lại các mối đe dọa vô tình hay cố ý để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của họ, cũng như bảo vệ tài sản của cá nhân; Nhắm mục tiêu các hoạt động xã hội và kinh tế để hỗ trợ sự phát triển và tăng cường hệ thống an ninh của EU; Hỗ trợ và tham gia đầy đủ vào các hoạt động cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các mối đe dọa an ninh và lan rộng cuộc khủng hoảng hiện tại, dưới một nhiệm vụ quốc tế rõ ràng; Ổn định môi trường an ninh, thúc đẩy và phát triển hợp tác trong và ngoài EU, khai thác các cơ hội, giải quyết thách thức, ngăn ngừa các mối đe dọa quân sự và phi quân sự, chính trị, kinh tế...;Quản lý khủng hoảng, hỗ trợ lẫn nhau trong việc ngăn

chặn khủng hoảng, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, an ninh mạng, thiên tai... nếu nó gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia thuộc EU.

Tăng cường mối quan hệ giữa EU - NATO là điều được nhấn mạnh đối với EU giai đoạn này. Ngày 14/11/2016, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại giao của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã nhất trí về kế hoạch nhằm thúc đẩy vai trò an ninh và quốc phòng của tổ chức này. Kế hoạch này nhằm thực hiện một chiến lược an ninh và quốc phòng chung mới nhằm thay thế chiến lược được thông qua từ năm 2003. “Đây là một bước nhảy vọt trong chiến lược an ninh và quốc phòng của Liên minh Châu Âu”, bà Federica Mogherini nói. Trong khi đó, có cùng quan điểm, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drain nhấn mạnh: “Châu Âu cần có khả năng để hành động vì an ninh của chính mình”. [40]

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng EU đã đồng ý đẩy mạnh cam kết tạo ra một tổ chức hoạch đinh và thực thi kế hoạch chung. Cơ quan mới này sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động huấn luyện và tăng cường sử dụng các đơn vị phản ứng khủng hoảng quân sự hiện có của liên minh nhằm thúc đẩy vai trò chiến lược toàn cầu của EU cũng như năng lực hoạt động độc lập của EU với các tình huống thực tế. Có thể thấy rõ, EU đang dần tự chủ hơn trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Nếu các kế hoạch và việc bàn bạc của quan chức cấp cao đi đến thống nhất thì EU sẽ mở rộng sự phối hợp quy mô hơn tại các khu vực như các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do EU dẫn đầu bên ngoài khối đồng tiền chung EURO, nỗ lực để giảm dòng chảy người tị nạn vào EU, tăng chi tiêu cho các nghiên cứu về máy bay tàng hình và trực thăng... Tất cả kế hoạch trên nhằm bảo đảm cả EU lẫn công dân của liên minh này đều an toàn hơn trong một thế giới bất ổn. Tuy nhiên bà Federica Mogherini nhấn mạnh rằng, EU không có ý định cạnh tranh với NATO hay xây dựng đội quân EU mà chỉ tập trung vào việc tăng cường sức mạnh quân

sự cho liên minh, bà khẳng định: “Ở thời điểm này, tăng cường hợp tác giữa Liên minh Châu Âu và NATO là cách để củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Chúng tôi tin rằng đây không chỉ là mối quan tâm của Châu Âu mà cả các quốc gia thuộc Đại Tây Dương. Và thông điệp hôm nay, từ các bộ trưởng quốc phòng, là cam kết của Liên minh Châu Âu để tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong đó, thắt chặt hơn nữa quan hệ EU - NATO là ưu tiên cao nhất của chúng tôi”. [28]

EU vẫn cần NATO như một điểm tựa, nhưng trong nội bộ, các nước thành viên EU cũng dần nhận ra viễn cảnh, Mỹ sẽ không thể bảo vệ an toàn cho khối như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đặc biệt, nước Mỹ hiện nay có quá nhiều mối bận tâm, như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề Trung Đông. Hơn bao giờ hết EU muốn có Bản sắc chung về an ninh, muốn chủ động trong các hoạt động quân sự để duy trì ổn định khu vực và độc lập trong hành động, suy nghĩ... bằng cách thành lập một lực lượng quân sự của riêng mình. Môi trường an ninh ở Châu Âu đang biến động nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều thách thức và nguy cơ từ cả bên trong và bên ngoài, buộc các nước thành viên NATO phải tính đến hàng loạt giải pháp tăng cường sức mạnh quân sự mà trước tiên là câu câu chuyện ngân sách. Đảm bảo mục tiêu ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP và có lựa chọn đúng đắn những lĩnh vực cần đầu tư mua sắm chắc chắn vẫn là đề tài nóng trên chính trường các nước Châu Âu thời gian tới. Một chính sách quốc phòng chung như nhiều nước EU mong muốn vẫn chưa thành hiện thực, do những toan tính chiến lược của một số nước.

EU thông qua một kế hoạch an ninh và quốc phòng với 3 ưu tiên: Thứ nhất: cho phép EU hành động toàn diện hơn, nhanh chóng và quyết đoán hơn trước những xung đột và khủng hoảng bên ngoài. Thứ hai: củng cố tiềm lực quốc phòng và an ninh cho liên minh. Cuối cùng là tăng cường khả năng bảo

vệ công dân EU. Bản kế hoạch này sẽ được đệ trình lên lãnh đạo Chính phủ các nước EU trong khuôn khổ phiên họp Hội đồng Châu Âu diễn ra vào tháng 12 tới. Vẫn chưa thể biết Kế hoạch an ninh và quốc phòng mới sẽ tiếp tục được thúc đẩy ở mức độ nào sau Hội nghị trên, nhưng rõ ràng Châu Âu đang từng bước khẳng định một chính sách an ninh ít nhiều độc lập với NATO. [28] Những mối đe dọa an ninh đòi hỏi nhiều hơn khả năng ứng biến linh hoạt ở các nước EU. Điều quan trọng chính là phải thu hẹp khoảng cách, phải tạo ra được nhận thức chung trong Liên minh Châu Âu thì lúc đó mới có được cái gọi là chính sách chung. Một khi Liên minh Châu Âu không có tiếng nói chung và hành động mang tính phối hợp, thì việc đảm bảo an ninh và xử lý các mối đe dọa khủng bố vẫn là một bài toán khó. Trong khi đó, an ninh quốc gia của EU chỉ có thể được đảm bảo khi những thách thức an ninh khu vực và thế giới giảm thiểu.

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w