Quan hệ hợp tác phát triển, khoa học giáo dục EU-Việt Nam: Nền giáo dục, đào tạo của Việt Nam vẫn đang tích cực đổi mới, phát triển theo

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 63 - 65)

Chương 3: Dự báo chính sách đối ngoại chung của EU – châ uÁ Thái Bình Dương và một số khuyến nghị cho Việt Nam

3.2.3. Quan hệ hợp tác phát triển, khoa học giáo dục EU-Việt Nam: Nền giáo dục, đào tạo của Việt Nam vẫn đang tích cực đổi mới, phát triển theo

giáo dục, đào tạo của Việt Nam vẫn đang tích cực đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại của thế giới. EU có nền giáo dục đào tạo và trình độ khoa học, kỹ thuật hàng đầu thế giới. Việc đẩy mạnh hợp tác giữa hai đối tác trong lĩnh vực này là ưu tiên trong hợp tác phát triển. Việt Nam và EU xây dựng mối

quan hệ đối tác tốt đẹp trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, nâng cao vai trò của giáo dục, đào tạo trong phát triển kinh tế, xã hội... Hai bên xác định những tiềm năng và các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai khu vực về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, đưa ra các cơ chế tài trợ mới cho hợp tác KH&CN, xây dựng nền tảng nhằm khuyến khích sức mạnh tổng hợp của các hoạt động nghiên cứu chung. Tính đến cuối tháng 10/2011, Việt Nam đã tham gia 27 dự án nghiên cứu chung được tài trợ bởi EU, đạt tỷ lệ thành công là 33,3% (cao nhất khu vực Đông Nam Á và trên mức bình quân là 23,9%). Chương trình học bổng Erasmus Mundus (EM)là một cơ hội để tiếp cận trao đổi học thuật cấp cao, chia sẻ ý tưởng và tiếp xúc với cộng đồng học thuật trên thế giới cũng như có được kiến thức sâu rộng về cuộc sống tại châu Âu. Thông qua các dự án đối tác, các trường đại học tại Việt Nam thành lập mạng lưới và liên kết với các đại học thuộc EU, nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng các cơ chế hỗ trợ trao đổi và công nhận bằng cấp. EU và Việt Nam nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và coi đây là một ưu tiên trong Hiệp định Hợp tác và Đối tác.[44]

Về Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và EU: Từ việc ký và thực hiện Hiệp định Đối tác và Hợp tác, EU tăng cường đối tác, đối thoại và hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: môi trường pháp lý tiến bộ và kỹ thuật công nghệ để giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường và biến đổi khí hậu; EU hỗ trợ kinh nghiệm trong hàng loạt vấn đề về hội nhập khu vực có tầm quan trọng cao đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu vào khu vực ASEAN. Tài liệu Chiến lược Quốc gia cho giai đoạn 2007-2013 phân bổ 298,6 triệu euro cho y tế, phát triển nông thôn, quản trị và hợp tác kinh tế. Ngoài ra, nhiều nước thành viên EU cũng hoạt động tích cực tại Việt Nam thông qua ngân sách phát triển của quốc gia thành viên. Trong năm

2013, 743 triệu euro (965 triệu USD) đã được phân bổ cho hợp tác phát triển với Việt Nam, đưa EU và các nước thành viên thành nhà tài trợ không hoàn lại lớn nhất tại Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ Trung hạn 2014-2020 đóng góp 400 triệu euro cho hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam bằng cách xây dựng một ngành năng lượng bền vững, tăng cường quản trị và pháp quyền. Nhiều dự án trong những lĩnh vực này sẽ được thiết kế và ra mắt trong những năm tới .

Với mỗi nước thành viên khác nhau của EU, Việt Nam có quan hệ hợp tác mạnh mẽ, riêng biệt về giáo dục, đào tạo, khoa học và kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho các thế hệ công dân Việt Nam. Việt Nam luôn đề cao giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của đất nước. Việc hợp tác phát triển với các đối tác ở EU giúp cho sự nghiệp đổi mới trong giáo dục đào tạo của Việt Nam thành công và phát triển.

Một phần của tài liệu Luanvan_VuBinhMinh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w