Về định hướng nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu bt7_2013 (Trang 26 - 31)

II. Về một số giải pháp và định hướng nghiên cứu 1 Suy nghĩ về giải pháp

2. Về định hướng nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn ở Thừa Thiên Huế

cho KH&CN, nâng mức đầu tư cho KH&CN trên đầu người của Thừa Thiên Huế ngang mức trung bình của cả nước. Các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN có thể liên doanh, liên kết góp vốn đầu tư phát triển KH&CN.

e. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN:Xuất phát từ thực tiễn quản lý KH&CN trên địa bàn tỉnh hiện nay, để tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về

KH&CN, tỉnh cần quan tâm và nâng mức ủng hộđối với Sở KH&CN cả vềđầu tư kinh phí, con người-cơ quan tham mưu, thay mặt UBND tỉnh quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn; tích cực triển khai thực hiện đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN của cả

nước đến năm 2020, xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu tiên, ưu đãi đặc biệt cho phát triển khoa học xã hội và nhân văn. Tăng cường đội ngũ cán bộ KH&CN/1.000 cán bộ trong các ngành kinh tế của tỉnh và cán bộ quản lý KH&CN các cấp...

2. Về định hướng nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn ở Thừa Thiên Huế Thiên Huế

a. Về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn:

Chiến lược phát triển KH&CN ở nước ta đến năm 2020 đã xác định: Nghiên cứu và dự

báo các xu thế phát triển của mỗi khu vực và thế giới nửa đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và tác động đến con đường phát triển của Việt Nam. Tổng kết thực tiễn quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, nghiên cứu lý luận phát triển trong thời đại mới để cung cấp luận cứ cho việc xác định và làm rõ con

đường phát triển của Việt Nam phục vụ hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển và bảo vệđất nước.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đểđổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế xã hội chủ

nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Nghiên cứu, xác định mô hình phát triển và cơ cấu kinh tế, đề xuất các giải pháp phát triển nhanh và bền vững của đất nước, các vùng, địa phương; hoàn thiện thể chế

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ và của nền kinh tế. Nghiên cứu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nhằm tận dụng cơ

hội, vượt qua thách thức, nâng cao vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn

Nghiên cứu đặc điểm, cơ cấu và xu thế phát triển của xã hội Việt Nam; nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý xã hội; xác định điều kiện, biện pháp, lộ trình xây dựng một xã hội Việt Nam dân giàu, nước mạnh, kỷ cương, dân chủ, văn minh.

Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển văn hóa, dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam phục vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Nghiên cứu con người Việt Nam với tư cách là chủ thể xã hội, phát triển toàn diện, mang

đậm tính nhân văn và các giá trị văn hóa tốt đẹp, có khả năng sáng tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng và triển khai chương trình phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

đến năm 2020.

b. Đối với Thừa Thiên Huế, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nên tập trung vào các hướng nghiên cúu sau:

Nghiên cứu các vấn đề về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của tỉnh, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Huế; nghiên cứu các chính sách, xây dựng các mô hình, phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đề xuất các giải pháp huy động và phát huy các nguồn lực, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát huy thế mạnh của Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, nhất là Cảng biển Quốc tế Chân Mây.

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đểđổi mới hệ thống quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính; nghiên cứu xác định mô hình và đề xuất giải pháp phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, các địa phương.

Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế của Thừa Thiên Huế trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, đặc biệt khu cảng biển quốc tế Chân Mây, các vấn đề về Logistics cần được quan tâm, tập trung nghiên cứu hiện nay như: Xây dưng quy hoạch phát triển hệ thống Logistics ở

Thừa Thiên Huếđến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Xây dựng khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô theo hướng trở thành Trung tâm Logistics Quốc gia và khu vực; Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics của Thừa Thiên Huế trên hành lang kinh tếĐông Tây; phát triển dịch vụ Logistics trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại kinh tếở Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết kinh tế và quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển và quản lý kinh tế của tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu bảo tồn di sản và phát huy văn hóa Huế; phát triển công nghệ mang thương hiệu Huế về bảo tồn, trùng tu di tích…

GS, TS Đặng Đình Đào

Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Trường Đại học Y Dược Huế là trường

đại học đa ngành về chăm sóc sức khỏe bao gồm các chuyên ngành Y, Dược, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Kỹ thuật y học và Y tế công cộng. Ngoài công tác giảng dạy, nhà trường luôn chú trọng đến hoạt động khoa học công nghệ

(KH&CN). Nghiên cứu khoa học (NCKH)

được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và

điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

Trong 10 năm qua (từ 2000-2009), nhà trường đã thực hiện 679 đề tài NCKH các cấp, trong đó: 2 đề tài cấp nhà nước; 135 đề

tài cấp bộ với 4 đề tài cấp bộ trọng điểm, 5

đề tài cấp tỉnh, 537 đề tài cấp cơ sở. Số

lượng đề tài năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là đề tài cấp bộ và cũng đã đạt được 105 giải thưởng NCKH các cấp. Nhiều đề tài có giá trịđược ứng dụng và đạt được những kết quả cao tại các hội nghị khoa học trong nước và nước ngoài. Nhiều đề tài đã được áp dụng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thông qua các hoạt động này đã thiết lập nhiều mối quan hệ vềđào tạo, NCKH được thiết lập và triển khai có hiệu quả. Phong trào nghiên cứu khoa học trẻ đã

được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ ngày càng đông

đảo và có trình độ chuyên môn cao của các thầy cô hướng dẫn, có tâm huyết với phát triển nghiên cứu khoa học trẻ, nhiều đề tài

nghiên cứu khoa học trẻ được hoàn thành, bao gồm: đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên, đề tài cấp trường và đề tài tham gia hội nghị KH&CN tuổi trẻ y dược của trường và toàn quốc.

Song song với công tác NCKH, nhà trường còn chú trọng việc đầu tư trang bị, các máy móc hiện đại tại các bộ môn, khoa lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viện trường, nhằm tạo điều kiện hết sức thuận lợi để cán bộ khoa học trẻ và sinh viên, học viên thực hiện việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các đề tài khoa học có ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Vì vậy, công tác NCKH ngày càng thu hút sự tham gia của các cán bộ khoa học trẻ,

đem lại cho nhà trường những thành tích khoa học rất khả quan.

Các thành tích và vai trò của NCKH, chuyển giao công nghệ của nhà trường

Trong những năm qua, hoạt động NCKH nhà trường đã đạt được: 2 giải thưởng VIFOTEC toàn quốc; 15 giải thưởng sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức; đạt 13 giải thưởng VIFOTEC, 2 giải thưởng Cốđô về KH&CN; 7 giải thưởng về

nghiên cứu khoa học... Tại hội nghị KH&CN tuổi trẻ các Trường Đại học Y Dược toàn quốc lần thứ 14 tại Huế, các cán bộ và sinh viên của trường đã đạt 3 giải xuất sắc, 2 giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải ba. Một cán bộ

giảng dạy của trường vinh dự là 1 trong 10 gương mặt Tài năng Trẻ Việt Nam (2007). Một cán bộ trẻ của trường được bình chọn là một trong 15 gương mặt tài năng trẻ Việt Nam và gương mặt Thầy thuốc trẻ Việt Nam

PHÁT TRIN NGHIÊN CU KHOA HC VÀ CÔNG NGH

(2009), 7 cán bộ giảng dạy của trường được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao bằng Lao động sáng tạo, 2 cán bộ giảng dạy của trường được trao tặng giải thưởng quốc tế

về NCKH, 2 cán bộđược phong hàm phó giáo sư tại nước ngoài (Canada, Trung Quốc).

Kết quả thực hiện của nhiều đề tài nghiên cứu đã được áp dụng rất hiệu quả

trong thực tiễn giảng dạy, nhất là khám chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nổi bật là các đề tài áp dụng phẫu thuật dao gamma trong điều trị

các khối u sọ não và u vùng thân, các đề tài về nội soi và phẫu thuật nội soi, tim mạch,...

Điển hình là:

Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ

thể trong điều trị sỏi hệ tiết niệu” được trao giải nhất Giải thưởng Cố đô về KH&CN do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng đã được áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu ở Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huếđạt kết quả tốt.

Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ổ phúc mạc trong lĩnh vực điều trị cắt túi mật và cắt ruột thừa tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế”đã

được áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật cắt túi mật và cắt ruột thừa bằng nội soi ổ phúc mạc ở Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế đạt kết quả

tốt, ít biến chứng, thời gian nằm viện được rút ngắn.

Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Dao gamma trong điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế” đã được trao giải Khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2006 đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh sọ não ở Bệnh

viện trường đạt kết quả tốt, độ an toàn cao, ít biến chứng.

- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu áp dụng một số kỹ thuật nội soi trong điều trị một số

bệnh lý ống tiêu hóa trên ở Bệnh viện trường

Đại học Y khoa Huế” đã giúp cầm máu có hiệu quả, làm giảm nhu cầu truyền máu, giảm tỷ lệ cần can thiệp phẫu thuật và làm giảm tỷ lệ tử vong trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa đạt kết quả tốt, độ an toàn cao, ít biến chứng.

- Cụm công trình “Nghiên cứu mô hình bệnh lý tim mạch, dự báo nguy cơ và nghiên cứu triển khai các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch tại tỉnh Thừa Thiên Huế”đạt giải A Giải thưởng Cốđô về

KH&CN lần 2 năm 2011.

Các đề tài của trường đa phần là đề tài thực hành, những đề tài này chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật mới vào điều trị bệnh phù hợp với điều kiện Việt Nam và nhất là đã có những cải tiến để có thể áp dụng một cách dễ dàng phù hợp.

Các đề tài KH&CN trong lãnh vực y dược không phải luôn luôn tạo ra được sản phẩm có thể tính bằng tiền cụ thể qua các sản phẩm tuy nhiên nguồn lợi mang lại là

đáng kể như giảm tử vong, giảm tai biến, giảm chi phí điều trị, số ngày nằm viện

được rút ngắn lại, có nghĩa là bệnh nhân và cả nhà nước đều được lợi trong đó có cả

những lợi ích về mặt tinh thần mà không thể tính được bằng tiền.

Nhà trường đã xây dựng được bệnh viện trong công tác khám chữa bệnh và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, với quy mô 300 giường, có hơn 300 cán bộ làm việc thường xuyên và kiêm nhiệm. Bệnh viện

hành chính cho đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Bệnh viện đã thực hiện đầu tư và triển khai nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là việc đầu tư

trang bị một Trung tâm Gamma hoàn chỉnh

đồng bộ cả đầu và thân đầu tiên có tại Việt Nam trong phẫu thuật khối u sọ não và phẫu thuật khối u vùng thân, được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện của ngành y tế Việt Nam năm 2005. Ngoài ra bệnh viện đã làm tốt công tác chế độ chính sách đối với xã hội. Từ năm 2002 đến nay, bệnh viện đã khám miễn phí cho 130.877 bệnh nhân với chi phí hơn 9 tỉđồng; hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, phục hồi chức năng, cấp phát học bổng… tổng chi phí 16,5 tỉđồng.

Có được những thành tựu như trên là do nhà trường luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phấn đấu, học tập nâng cao trình độ. Đội ngũ giảng viên của nhà trường được bổ sung thường xuyên và đang

được trẻ hóa và được đào tạo đa năng đáp ứng không những về mặt chuyên môn mà còn về

ngoại ngữ, tin học đáp ứng với nhu cầu phát triển công nghệ như hiện nay.

Chiến lược và các giải pháp phát triển KH&CN phục vụ đào tạo và điều trị của nhà trường

Chiến lược phát triển

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động KH&CN của nhà trường. Năng động, sáng tạo, đầu tư chất xám và thời gian nhằm tìm kiếm thêm nhiều hơn nữa các loại hình KH&CN mới, các chương trình, đề

tài có quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, kinh phí nhiều hơn và giá trị áp dụng thực tiễn cao hơn cho các nhà khoa học, các giảng

viên trong nhà trường tham gia: chương trình cấp nhà nước, nghị định thư, sản xuất thử

nghiệm, liên kết quốc tế trong hoạt động KH&CN.

Xây dựng một trung tâm tư vấn chuyển giao KH&CN mang tầm khu vực và trong cả

nước. Xây dựng được các trung tâm sản xuất thử nghiệm trực thuộc trường và bệnh viện trường.

Các giải pháp chính phát triển KH&CN trong đào tạo và điều trị

Năng động, sáng tạo, đầu tư chất xám và thời gian nhằm tìm kiếm thêm nhiều hơn nữa các loại hình KH&CN mới, các chương trình, đề tài có quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, kinh phí nhiều hơn và giá trị áp dụng thực tiễn cao hơn cho các cán bộđảng viên trong nhà trường tham gia như: chương trình cấp nhà nước, nghị định thư, sản xuất thử nghiệm, liên kết quốc tế trong hoạt động KH&CN.

Củng cố công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên, đưa dần công tác này đi vào thực chất, chất lượng, phấn đấu có nhiều giải thưởng cao của sinh viên nghiên cứu khoa học, nhất là VIFOTEC và Hội nghị khoa học trẻ Y Dược toàn quốc năm 2012 và 2014.

Tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu

Một phần của tài liệu bt7_2013 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)