toán đám mây
1. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trên thế giới
Điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó
đó Amazon, Google, DataSynapse, và Salesforce cũng như những nhà cung cấp truyền thống như Sun Microsystems, HP, IBM, Intel, Cisco và Microsoft. Nó đang được nhiều người dùng cá nhân cho đến những công ty lớn như General Electric, L'Oréal, Procter & Gamble và Valeo chấp nhận và sử dụng. Đại diện cho một ứng dụng trong mô hình điện toán
đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực tuyến
được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình duyệt web cùng tài khoản cá nhân
đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi, giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm
đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ tầng do nó
được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thểởđây là Microsoft, Yahoo, Google...
Đối với chính phủ các nước, có thể sẽ
không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang mô hình điện toán dựa trên đám mây. Chúng ta có thể xem xét đến sự tăng trưởng kinh ngạc về email, blogs, videos, “facebook” và nhiều dạng truyền thông điện tử khác sẽ được hình thành trong tương lai. Cục Lưu trữ Quốc gia (Mỹ) đang xem xét sử
dụng giải pháp lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây đểđối phó với sự bùng nổ dữ
liệu. Theo Peter Mell của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc Gia (NIST-Mỹ), người lãnh
đạo nhóm nghiên cứu điện toán đám mây của NIST, “điện toán đám mây” là mối quan tâm rất lớn đối với Chính phủ Mỹ, và nó được coi là một cơ hội rất lớn để nâng cao hiệu suất. Cơ quan quản trị dịch vụ chung (GSA-Mỹ) cũng cho rằng, việc chuyển đổi sang điện toán đám mây sẽ cắt giảm được một nửa chi phí quản trị của cơ quan
đối với các trang web và cắt giảm chi phí cơ sở
hạ tầng của cơ quan này tới 90%, trong khi vẫn cung cấp được các giải pháp web có chất lượng cao hơn và có khả năng mở rộng. Theo ông Martha Dorris, Phó Giám đốc Văn phòng Dịch vụ công dân của GSA, đơn vị quản lý USA.gov, “Trên phạm vi toàn bộ chính phủ thì đây là một cơ hội lớn dành cho các cơ quan chính phủđể
khai thác ưu thế và tiết kiệm chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ thôn tin (CNTT)”. Gần đây, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố
nền tảng điện toán đám mây NEBULA được xây dựng tại Trung tâm nghiên cứu NASA (Mountain View, California). Đám mây NEBULA (nebula.nasa.gov) đã được thiết kết
để hỗ trợ mức độ minh bạch và sự tham gia cao hơn của xã hội vào các chương trình không gian, trong khi vẫn đóng vai trò của một nền tảng tự
phục vụ dễ dàng để không chỉ tập trung hóa các giải pháp web của cơ quan vào trong một cổng thông tin duy nhất mà còn cung cấp cho nhân viên của NASA một kết nối điện toán, lưu trữ và mạng dung lượng cao cùng với một khuynh hướng ảo hóa, có khả năng mở rộng đểđạt được hiệu suất về chi phí và năng lượng.
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY PHỤC VỤ TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY PHỤC VỤ
2. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt nam
Công ty IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng
đầu tiên là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Trong nước, FPT đã ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển điện toán đám mây trên nền tảng công nghệ của Microsoft hướng đến việc phát triển nền tảng cho các dịch vụ đám mây bao gồm truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ
hạ tầng, nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng. Ngoài FPT, một số doanh nghiệp CNTT trong nước cũng đã xây dựng sản phẩm, giải pháp trên nền tảng điện toán
đám mây: phần mềm diệt virus bkav 2010 của BKAV, phần mềm kế toán online MISA.NET 2010 của MISA, các dịch vụ
(SaaS, PaaS, IaaS) của Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung.
Hiện một số tỉnh, thành như Đồng Nai, Bình Dương hay như Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã quan tâm đến điện toán đám mây do khả năng cải thiện tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống CNTT và tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Việc ứng dụng điện toán đám mây vào trong hoạt động của cơ
quan nhà nước sẽ tạo thuận lợi để trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý với nhau và giữa các cơ quan nhà nước có dịch vụ
công với người dân sẽ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí và minh bạch hơn.
3. Định hướng ứng dụng công nghệđiện toán đám mây tại Thừa Thiên Huế
Tại Hội thảo về phát triển ứng dụng Điện toán đám mây trong cơ quan nhà nước do
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tập đoàn HiPT tổ chức ngày 15/6/2011, Thứ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã xác định điện toán
đám mây sẽ đem lại sự thay đổi lớn trong lĩnh vực CNTT, nơi mà các cơ sở hạ tầng CNTT, các ứng dụng, các tài nguyên, các công việc hỗ trợ được duy trì và hoạt động bởi các nhà cung cấp CNTT lớn và triển khai trên đám mây. Điện toán đám mây sẽ tạo
động lực chủ yếu để các cơ quan nhà nước
ứng dụng điện toán đám mây là tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian tạo giá trị. Tiết kiệm chi phí bao gồm nâng cao hiệu quả sử
dụng tài nguyên và giảm chi phí vận hành và quản trị hệ thống CNTT.
Năm 2012 được xác định là năm tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ
liệu điện tử trong cơ quan nhà nước tỉnh
Thừa Thiên Huế tại Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 13/7/2011 nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh mạnh về CNTT-Truyền thông. Với mục đích xây dựng hạ tầng tập trung đồng bộ, thống nhất việc chỉ đạo, điều hành, quản lý hạ
tầng thông tin và cơ sở dữ liệu GISHue tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử-Sở
Thông tin và Truyền thông tỉnh. Với khối lượng cơ sở dữ liệu rất lớn thì vấn đề chia sẻ dữ liệu là một vấn đề khó khăn khi thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng mà đối tượng tập trung là các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh và các
đơn vị khác có nhu cầu khai thác cơ sở dữ
liệu dùng chung. Công nghệđiện toán đám mây ra đời sẽ giải quyết được nhiều bài toán về vấn đề về lưu trữ dữ liệu, về sức mạnh tính toán và vấn đề về cung cấp tài nguyên trên địa bàn tỉnh.