III. Dự kiến kết quả đạt được
TRÁCH NHIỆM KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CHIẾN TRANH VÀ NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ
Về nhiệm vụ cụ thể, Kế hoạch nêu rõ:
Đánh giá tổng hợp những thiệt hại về môi trường và con người do chất độc hóa học chiến tranh gây ra trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân với nhiệm vụ trên, quan trắc tồn lưu dioxin trong môi trường (đất, trầm tích, nước, không khí, thực phẩm) tại các vùng bị
tác động do chất độc hóa học, đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ con người và môi trường, ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý, giảm thiểu mức độ tồn lưu dioxin vượt ngưỡng cho phép, tăng cường năng lực và cơ
sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo chăm sóc nuôi dưỡng nạn nhân chất
độc hóa học ...
Về thời gian thực hiện: Từ năm 2013-2020 và chia làm 2 giai đoạn: Giai
đoạn 1: Từ năm 2013-2015: xây dựng kế
hoạch hành động và thực hiện các dự án/đề
án trên. Giai đoạn 2: Từ năm 2015-2020: Thực hiện các dự án/đề án còn lại. Cụ thể
triển khai như sau: Nhóm dự án/đề án 1:
Điều tra khảo sát đánh giá mức độ phơi nhiễm và những tác động của chất độc hóa học đối với cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương. Nhóm dự án/đề án 2: Xây dựng ứng dụng và triển khai chương trình khoa học công nghệ nhằm giải quyết hậu quả
chất độc hóa học trên địa bàn. Nhóm dự án
đề án 3: Xây dựng khu chứng tích chất độc hóa học tại huyện A Lưới nhưđã nêu trên.
Nguyễn Cương
Ngày 10/7/2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Sở
hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn về “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương”. Tham dự lớp tập huấn là các học viên đến từ các cơ quan, ban, ngành, các hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi tập huấn, các học viên đã được nghe các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ
trình bày các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ như Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđối với đặc sản địa phương dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể; Cách quản lý các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý…
Qua lớp tập huấn, các học viên đã nắm được những kiến thức cơ bản về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương; mục đích của bảo hộ; lợi ích của việc bảo hộ; bảo hộ sở hữu trí tuệđối với chỉ dẫn nguồn gốc của các đặc sản; quản lý chỉ dẫn địa lý; quản lý nhãn hiệu tập thể; quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Lớp tập huấn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp các kiến thức bổ ích để các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh nêu cao ý thức tự bảo vệ thương hiệu thông qua việc quan tâm phát triển tài sản trí tuệ, đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Anh Thư