Công cuộc đổi mới là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những thay đổi sâu sắc nhất bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, ở đó, thay vì nền kinh tế quan liêu, bao cấp, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến lễ hội. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 của tác giả Trường Chinh được coi là văn bản mang tính pháp lý đầu tiên liên quan và có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lý văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng ở nước ta. Đề cương văn hóa với ba nguyên tác cơ bản (dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa) đã làm kim chỉ nam cho công tác xây dựng, phát triển và quản lý văn hóa của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm. Quan điểm của Đảng tại thời điểm này, việc tổ chức lễ hội truyền thống phải đảm bảo mục đích củng cố sự đoàn kết dân tộc, nêu cao tinh thần đấu tranh anh hùng của tổ tiên để nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân.
Ngày 12 tháng 01 năm 1998, Bộ Chính trị khóa VIII ra Chỉ thị số 27- CT/TW về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội với mục đích thiết lập nếp sống lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ
- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí, phiền nhiễu. - Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi.
- Xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan [8].
Đến Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII diễn ra vào tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến
trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước “Văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Năm 2010 Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao.
- Tháng 6/2014, trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nêu rõ các mục tiêu như sau:
Mục tiêu chung
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xa ̃hôi,,̣ là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [4].
- Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Đồng thời yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa và tổ chức lễ hội như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Giảm tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội. Tăng cường các biện pháp giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ… Thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội. Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ, lệ phí, lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá.
- Nghị quyết số 08/TW ngày 16/1/2017 về “Phát triển du lịch trở
thành nghành kinh tế mũi nhọn” với quan điểm:
- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn vàphát huy các di sản văn hoá và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vê ,̣môi trường vàthiên nhiên; giải quyết tốt vấn đềlao đông,,̣ viêc,̣ làm và an sinh xa ̃hôi;,̣ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trâṭtư ,̣an toàn xa ̃hôị[9].
Như vậy, quan điểm của Đảng ta luôn quan tâm hướng tới công tác văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng, các quan điểm đó là cơ sở để Nhà
nước ban hành các văn bản dưới luật, tạo cơ sở pháp lý, làm căn cứ cho công tác quản lý văn hóa, lễ hội. Trải qua từng thời kỳ lịch sử, căn cứ vào nhu cầu thực tế mà các văn bản luôn có sự phát triển, chỉnh sửa, bổ sung sao cho phù hợp.