Phát triển thịtrường lao động nông thôn Hà Nội

Một phần của tài liệu 06-DoThiDuyen (Trang 98 - 101)

2. Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn lao động nông thôn trong

2.2 Phát triển thịtrường lao động nông thôn Hà Nội

Các giải pháp:

2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Xây dựng luật dạy nghề, luật tiền lương tối thiểu, luật bảo hiểm xã hội, luật xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công;

- Sửa đổi Bộ luật lao động vào năm 2015;

- Phê chuẩn các công ước của tổ chức lao động quốc tế( ILO) liên quan đến thị trường lao động (công ước 131 về ấn định tiền lương tối thiểu, 88 về tổ chức dịch vụ việc làm, 142 về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn lao động, 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, 144 về tham khảo ý kiến 3 bên…).

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm gắn với phát triển, phân bố và

sử dụng hiệu quả nguồn lao động trên phạm vi cả nước, các khu vực, các vùng, các tỉnh và thành phố.

- Tiếp tục cải cách hành chính, trước hết là tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về lao động, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, đơn giản các thủ tục hành chính trong cấp phép cho người lao động nước ngoài; cho dịch vụ cung ứng xuất khẩu lao động, bỏ duyệt hợp đồng xuất khẩu lao động, tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, cho sự chuyển dịch lao động.

2.2.2 Có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động.

- Phát triển các vùng kinh tế động lực, sử dụng nguồn lao động chất lượng cao, nhất là các doanh nhân giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao.

- Phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghềtiểu thủcông, mỹnghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tăng đầu tư vào vùng nông thôn nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tăng lao động nông thôn tham gia thị trường lao động tại chỗ và di chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn tại chỗ bằng các biện pháp: phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây, con) có năng

suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và động ruộng, đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ (phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiêu dùng, văn hóa, xã hội…); khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn.

+ Di chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề đối với lao động trẻ, khỏe, có trình độ văn hóa để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, xuất khẩu lao động.

- Tập trung xử lý nợ, đánh giá tài sản doanh nghiệp( nhất là đất đai), lao động dôi dư để tháo gỡ ách tắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm bảo hộ và ưu đãi của nhà nước nhằm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh; khắc phục tình trạng “đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động hiện nay, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế nhà nước, nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Chuyển mạnh các đơn vị sựnghiệp cung cấp các dịch vụcông sang đơn vị tựchủ, tựchịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp động lao động để lao động khu vực này tham gia vào thị trường lao động.

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, xây dựng luật về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu quốc gia về việc làm và sử dụng hiệu quả quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thông qua ngân hàng chính sách xã hội để người thất nghiệp, người thiếu việc làm có cơ hội việc làm. Trong đó, quan tâm hơn việc cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại chỗ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật.

2.2.3 Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạynghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động.

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp trình độ, đồng thời chuyển sang đào tạo theo hướng cầu lao động( đào tạo gắn với sử dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất), cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khỏe, kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hóa… cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

- Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp dạy nghề ( ủa nhà nước, của tư nhân và quốc tế), áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần hình thành thịtrường dạy nghềphù hợp với pháp luật.

- Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. Đặc biệt là xây dựng các trường nghề chuẩn quốc gia, trọng điểm, mỗi quận huyện đều phải có trung tâm dạy nghề, cổ phần hóa cơ sở dạy nghề công lập, phát triển cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Một phần của tài liệu 06-DoThiDuyen (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w