2. Thực trạng phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội giai đoạn
2.4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân
là:
Những tồn tại chủ yếu nhất của nguồn lao động của nông thôn Hà Nội
- Tỷ lệ lao động trong lực lượng lao động có trình độ văn hoá cấp phổ thông trung học còn thấp, có ảnh hưởng nhất định đến tạo nguồn cho đào tạo lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của nông thôn Hà Nội thấp (68,81% tổng LLLĐ), trong đó nông thôn Hà Nội đang thiếu lao động có trình độ cao đẳng, đại trở lên và lao động công nhân kỹ thuật.
- Quy mô nhỏ của lao động các ngành công nghiệp có giá trịgia tăng lớn, ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao (ngân hàng, tài chính, viễn thông, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật...).
- Các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn các Huyện và khu vực FDI thu hút lao động của nông thôn Hà Nội chưa cao, có nguyên nhân từ cơ cấu đào tạo theo ngành nghề và chất lượng nguồn lao động.
- Năng suất lao động của nông thôn Hà Nội còn thấp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp do địa phương quản lý và trong các ngành thương nghiệp, du lịch, nông, lâm, ngưnghiệp. Trong đó có nguyên nhân do thiếu vốn cho đầu tư đổi mới, nâng cấp công nghệ; nguồn lao động chưa năng động trong áp dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; thiếu lực lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao; sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ, hạn chế trong mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu...
- Nguồn lao động nông thôn ngoại thành có hạn chế nhất định về các phẩm chất mới của người lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với lao động khu vực và thế giới như trình độ về ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp, kỷ luật công nghệ, thể lực...
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA.