3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông thôn trong thờ
3.5. Việc làm và thu nhập
Sự tham gia tích cực của nguồn lao động nông thôn vào quá trình lao động là động lực quan trọng của phát triển nguồn lao động thể hiện ở các phương diện sau:
- Quá trình lao động là quá trình sáng tạo và phát triển của từng cá thể người lao động trong hệ thống xã hội.
- Quá trình lao động thúc đẩy người lao động không ngừng tu dưỡng, thu nhận tri thức, rèn luyện kỹ năng và các phẩm chất lao động mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đặc biệt là trong khuynh hướng phát triển nền kinh tếtri thức, vai trò của lao động chất xám, lao động có hàm lượng khoa học công nghệ cao dần chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập của lực lượng lao động đồng thời là đảm bảo vị trí xã hội của người lao động, tạo nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện của người lao động. Các nguồn thu nhập rất quan trọng đối với sự phát triển của nguồn lao động vì nó liên quan tới mức sống và môi trường sống (chi tiêu, nhà ở, ...), giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, BHXH, các mối quan hệ của người lao động.
Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Từ sự phân biệt giữa phát triển công nghiệp nông thôn và công nghiệp hóa nông thôn nêu trên cho thấy: Công nghiệp hóa nông thôn không chỉ bao gồm nội dung phát triển công nghiệp nông thôn mà công nghiệp hóa nông thôn có nội dung rộng hơn, mang tính chất đa nghành. Vì vậy, không thể hiểu công nghiệp hóa nông thôn là phát triển công nghiệp nông thôn, mà phát triển công nghiệp nông thôn chỉ là một nội dung. Điều lưu ý là phát triển công nghiệp nông thôn cùng với các ngành công nghiệp khác tạo nên những tiềm lực vật chất để cải biến nông nghiệp và các ngành nghề khác của nông thôn đạt tới trình độnông thôn đã được công nghiệp hóa.
Đối với nước ta, ngay từ những ngày đầu của thập kỷ 60, Đảng và Nhà nước đã chủ trương công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa để tạo những tiền đề vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội. Trong nông nghiệp nông thôn chủtrương thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa là những nội dung cơ bản của công nhiệp hóa. So với thời kỳ đó, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta đã có nhiều điểm khác biệt. Điều đó biểu hiện cả ở yêu cầu của nền kinh tế, của nông nghiệp, nông thôn đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng nhưcác khả năng thực hiện chúng.
Đối với nước ta, ngay từ những ngày đầu của thập kỷ 60, Đảng và Nhà nước đã chủ trương công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa để tạo những tiền đề vật chất cho Chủ nghĩa Xã hội. Trong nông nghiệp nông thôn chủtrương thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa là những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa. So với thời kỳ đó, chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta đã có nhiều điểm khác biệt. Điều đó biểu hiện cả ở yêu cầu của nền kinh tế, của nông nghiệp, nông thôn đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như các khả năng thực hiện chúng.
Vì vậy trong luận văn này quan niệm về nội dung công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn được hiểu là:
Quan niệm mới về nội dung của công nghiệp hóa cần phải hiểu đầy đủ hơn. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một quá trình với nội dung chủ yếu là: Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn (thực hiện các cuộc cách mạng về cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa...) tạo các điều kiện nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, khai thác hợp lý các nguồn lực; Phát triển các ngành công nghiệp chế biến để công nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp vừa khắc phục các hạn chế về đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp, vừa nâng cao giá trịkinh tế của sản phẩm; Phát triển các ngành công nghiệp nâng cao đời sống vật chất tinh thần ởnông thôn.
Nội dung hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nội dung sau:
Hiện đại hóa các ngành kinh tế: là quá trình phát triển sản xuất bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại, phương pháp tiên tiến vào các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất hiện đại và tạo ra năng xuất cao, chất lượng cao, giá thành cao. Đó là sựthay đổi từ lượng sang chất, thay đổi cơ bản về lực lượng sản xuất và biến đổi quan hệ sản xuất cũng phù hợp với tiến độ đó.
Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học- kỹ thuật: Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và nâng cao trình độ cho người lao động đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nếp sống, tác phong mới cho phù hợp với quá trình phát triển và những yêu cầu hiện đại hóa các ngành kinh tế ở nông thôn. Như vậy, phát triển nguồn lao động nông thôn là một trong những nội dung của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Bởi vì, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đòi hỏi trình độ nguồn lao động phải thích ứng.