Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu 06-DoThiDuyen (Trang 38 - 39)

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động nông thôn trong thờ

3.3. Giáo dục và đào tạo

Mức độ tham gia của người lao động nông thôn vào các cấp trình độ giáo dục, đào tạo, dạy nghềcó ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chất lượng của nguồn lao động nông thôn. Đây là chỉ tiêu đã được Chương trình phát triển Liên hợp quốc rất quan tâm, thể hiện bằng số năm đi học văn hoá và đào tạo nghề nghiệp của dân số trưởng thành (15 tuổi trở lên) ở nông thôn.

Khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển ở mức độ cao, tỷ lệdân cư tham gia vào học tập cũng như số năm đi học của mỗi người tăng lên. Khi đó, một mặt chất lượng chung của nguồn lao động tăng lên, mặt khác người dân có khuynh hướng kéo dài việc học hơn để đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn. Vì thế, trong dài hạn thì nguồn lao động nông thôn sẽ có trình độ cao hơn và tạo gia của cải vật chất cao hơn do biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

3.4 Tình trạng sức khỏe:

Tình trạng sức khỏe của người lao động là yếu tố tổng hợp được xây dựng trên cơ sở một loạt các vấn đề cụthể sau:

Dinh dưỡng: Bản thân vấn đề này cũng đang là bài toán khó đối với nhiều nước đang và ké phát triển trên thế giới hiện nay. Đói nghèo chính là nguyên

nhân trực tiếp gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng ở các nước này; thiếu dinh dưỡng làm cho nguồn lao động ốm yếu, kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của công việc, làm cho thu nhạp thấp hoặc thất nghiệp và cuối cùng dẫn đến tình trạng đói nghèo. Vì vậy, nâng cao mức dinh dưỡng cần thiết cho người lao động là vấn đề hết sức nghiêm trọng và thiết yếu.

Sức khỏe là nội hàm phản ánh chất lượng nguồn lao động. Có sức khỏe thì chất lượng nguồn lao động mới được đảm bảo.

Một phần của tài liệu 06-DoThiDuyen (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w