Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

phân tích a. Vị trí lấy mẫu

. Quan trắc xác định hiện trạng chất lượng nước thải sinh hoạt của đề tài được thực hiện tại 5 điểm quan trắc, cụ thể như sau:

+ 01 điểm tại suối Xương Rồng (trước điểm nhập lưu ra sông Cầu); + 01 điểm suối Mỏ Bạch (trước điểm nhập lưu ra sông Cầu);

+ 01 điểm nước Sông Cầu Đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên: Chân cầu Gia Bảy

+ 01 điểm tại suối Loàng (trước khi xả ra sông Cầu);

+ 01 điểm tại Đập Thác Huống (trên sông Cầu đập Thác Huống).

b. Thông số quan trắc:

- Thông số quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Nguyên được lựa chọn theo QCVN08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước măṭ.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, bao gồm: pH,

DO, BOD5, COD, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni (NH4+

), Clorua, Florua, Phosphat (PO43-), Nitrat (NO3-), Nitrit (NO2-), Cyanua (CN-), Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Crôm (III), Crôm (VI), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Niken (Ni), Sắt (Fe), Thuỷ Ngân (Hg), Chất hoạt động bề mặt, Dầu mỡ, Phenol, Hóa

chất bảo vệ thực vật (clo hữu cơ, phosphor hữu cơ, hóa chất trừ cỏ), Coliform, độ đục, nhiệt độ.

c. Thời gian và tần suất quan trắc

- Tần suất: 02 lần/năm đối với các điểm quan trắc.

- Thời gian lấy mẫu:

+ Đợt 1 (mùa khô): tháng 1/2019

+ Đợt 2 (mùa mưa): tháng 4/2019

- Tổng số mẫu cần lấy của nghiên cứu: 5 + 5 = 10 mẫu. d. Phương pháp lấy mẫu hiện trường và bảo quản mẫu:

- Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường tuân thủ theo TCVN 6663-6:2018 tương đương với ISO 5667-6:2014 đối với mẫu nước sông suối.

- Mẫu nước sau khi lấy, bảo quản và lưu giữ theo TCVN 6663-3:2016 tương đương ISO 5667-3:2012.

- Cách lấy mẫu: Mẫu nước được lấy bằng vật liệu được làm bằng thép không rỉ, lấy cách bề mặt khoảng 5 cm ở giữa dòng chảy sau đó được chứa vào chai thủy tinh 1 lít (chai này đã được rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nước cất, dung môi aceton và hexane. Chai chứa mẫu được giữ trong bình đá trong quá trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu về phòng thí nghiệm. Mẫu được bảo quản trong bóng tối và được giữ ở 40C trước khi phân tích. Mẫu được đưa vào chiết tách trực tiếp không qua xử lý sơ bộ.

e. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

- Phân tích mẫu trong phòng thí nghHệm:

+ Đối với mỗi thông số quan trắc khác nhau sẽ sử dụng các loại hoá chất cũng như thiết bị phân tích riêng biệt như: máy đo đa chỉ tiêu, thiết bị chuẩn độ, UV/VIS, AAS,...

+ Phương pháp/tiêu chuẩn phân tích bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO) hoặc các tổ chức khác (EPA, SMEWW,

HACH,...) có các tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo thiết bị cũng như các phương pháp do phòng thí nghiệm xây dựng. (Đỗ Đức Dũng, 2009)[11]

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số phường trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w