3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.1.2. Phương án xử lý nướcthải sinh hoạt
Trên cơ sở phương án thu gom nước thải đô thị cho khu vực phía trung tâm hành phố Thái Nguyên được chúng tôi đề xuất là: Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại hình 3.9 với các thiết bị chính như sau:
- Song chắn rác và bể gom nước thải
- Bể điều hoà kết hợp xử lý sơ bộ
- Bể keo tụ kết hợp lắng sơ cấp
- Bể xử lý sinh học hiếu khí aeroten
- Bể lắng thứ cấp
- Bể khử trùng
- Bể nén bùn
- Các thiết bị pha hoá chất đông keo tụ, khử trùng và cấp khí.
Nước thải sau khi thu gom từ hệ thống được đưa đến bể điều hoà có lắp đặt thiết bị song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp vật có kích thước lớn để đảm bảo hoạt động cho các máy móc, thiết bị xử lý trong công đoạn tiếp sau. Bể điều hoà được dùng để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Tại đây, nước thải được khuấy trộn và làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí.
Nước thải sau khi qua bể chứa điều hoà được bơm lên bể keo tụ và lắng sơ cấp có kết hợp ngăn trộn và ngăn phản ứng.
Bể keo tụ và lắng sơ cấp được sử dụng để tách các tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Chất keo tụ và trợ keo tụ từ hệ thiết bị pha - chứa - định lượng hoá chất sẽ được bơm định lượng đưa và ngăn trộn và ngăn phản ứng của bể. Nhờ sự có mặt của chất keo tụ và trợ keo tụ một số kim loại nặng cũng được lắng xuống và thải ra ngoài. Hiệu suất của bể lặng đạt tới 80%.
Phần nước trong phía trên đi đến bể aeroten, tại bể hàm lượng bùn hoạt tính được duy trì lơ lửng sẽ oxi hoá các chất bẩn, hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng hệ thống sục khí nhằm duy trì hỗn hợp lỏng trong thiết bị luôn ở chế độ khuấy trộn hoàn toàn. Sau một thời gian hỗn hợp sinh khối được đưa sang bể lắng II (Bể lắng thứ cấp). Tại bể lắng II, bùn được lắng xuống tách ra khỏi nước đã xử lý, và một phần bùn lắng tuần hoàn trở lại bể aeroten để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể. Phần nước sạch bên trên của bể lắng II chảy qua bể khử trùng để trừ diệt những vi khuẩn gây bệnh. Chất khử trùng là Clo được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222:2002 sau xử lý lần hai và QCVN 40:2011/BTNMT.
Phần bùn tạo ra ở bể lắng I và II được xả định kỳ nhờ áp lực thuỷ tĩnh, bùn được tháo xuống bể nén bùn. Tại bể nén, bùn được làm giảm thể tích và tự phân huỷ, diệt trừ các mầm mống gây bệnh như trứng giun sán và các vi sinh vật ký sinh khác. Phần nước tách ra từ bể chứa bùn được dẫn quay trở lại bể điều hoà. Bùn đã được nén giảm thể tích theo ống dẫn tới bể chứa bùn và định kỳ xe hầm cầu của công ty vệ sinh đến hút mang đi. Lượng bùn này đảm bảo không gây hại, có thể sử dụng trong quá trình xử lý rác thải làm phân bón hoặc phơi khô trong sân phơi tập trung sau đó dùng để cải tạo đất.
* Khử trùng
Sau khi xử lý sinh học bình thường, để đạt tiêu chuẩn xả về Coliform là 10.000 MPN/100 ml, việc oxy hóa bằng Clo (định lượng Javel) đã được lựa chọn vì những lý do kinh tế và dễ dàng khai thác hơn so với các phương pháp khử trùng khác.
Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222:2002 sau xử lý lần hai và QCVN 40:2011/BTNMT.