- Kỹ thuật Xquang thông thường, tập 1: sách đào tạo cử nhân kỹ thuật hình ảnh H : Y học, 2008.
11. CƠ SỞ VẬT CHẤT CẦN ĐỂ GIẢNG DẠY.
- Giảng đường, Phấn, bảng, Máy chiếu, Máy tính xách tay. - Tài liệu phát tay, Phòng bệnh, Bệnh nhân.
Đề cương môn học:
HÓA SINH - DỊ ỨNG MIỄN DỊCH LÂM SÀNG
1.Mã số: YHHS.526
2.Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 3. Số tiết học: 45 Lý thuyết: 45 Thực hành: 0 4.Số giờ tự học: 90 tiết
5.Số lần kiểm tra: 02
6.Bộ môn phụ trách giảng dạy: Dị ứng - miễn dịch lâm sàng và Hóa sinh Giảng viên tham gia giảng dạy:
1.GS.TS Phạm Văn Thức –Trường ĐHYD Hải Phòng. 2.PGS.TS Phạm Huy Quyến - Trường ĐHYD Hải Phòng. 3.PGS.TS.Phạm Văn Linh - Trường ĐHYD Hải Phòng. 4. PGS.TS.Phạm Thị Lý - Trường ĐHYD Hải Phòng.
7. MÔ TẢ MÔN HỌC
- Đây là môn học cần thiết để giảng cho bác sỹ, là một trong các môn cơ sở, nền tảng cho việc giảng dạy các môn lâm sàng
- Môn học này trang bị cho học viên kiến thức cơ bản, có hệ thống hiện đại, áp dụng cho các môn chuyên ngành trong việc chẩn đoán và điều trị
- Những nội dung ở phần này ở bậc đại học các học viên chưa được giảng. Do vậy ở bậc học này học viên sẽ được cập nhật kiến thức chuyên sâu và đầy đủ nhất
8.MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi kết thúc khóa học, học viên có khả năng:
- Trình bày được những khái niệm cơ bản và hiện đại về các bệnh dị ứng và tự miễn
- Phát hiện sớm và xử trí một số bệnh dị ứng và tự miễn hay gặp - Hướng dẫn phòng các bệnh dị ứng hay gặp ở cộng đồng
- Phân tích được các chỉ số hóa sinh bình thường và sự thay đổi liên quan của nó trong bệnh lý
-Phân tích được một số kết quả hóa sinh lâm sàng
- Làm và nhận định được các kết quả xét nghiệm nước tiểu thông thường và bệnh lý
9.NỘI DUNG MÔN HỌC
STT Tên chuyên đề Nội dung Lý thuyết Thực hành Tự học
1 Một số khái niệm cơ bản và hiện đại về các bệnh dị ứng và tự miễn
2 0 4
2 Các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu các bệnh dị ứng và tự miễn dịch
2 3 6
3 Những phương pháp cơ bản điều trị các bệnh dị ứng và bệnh tự miễn
2 3 6
4 Phát hiện, chẩn đoán đặc hiệu và điều trị dị ứng thuốc
2 0 4
5 Chẩn đoán và điều trị đặc hiệu bệnh hen phế quản
2 0 4
6 Các xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán một số bệnh tự miễn
2 0 4
7 Cơ chế bệnh sinh của phản ứng viêm 2 3 6
8 Rối loạn thăng bằng acid - base 2 3 6
9 Rối loạn nước và điện giải 2 0 4
10. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy 1. Phương pháp dạy
- Dạy theo từng mục tiêu của từng nội dung thuộc môn học
- Một số nội dung cho học viên chuẩn bị bài trước dựa vào các tài liệu đã có, sau đó tổ chức thảo luận trên lớp
2. Phương pháp học
Học viên lên lớp nghe giảng và tham gia trao đổi, thuyết trình, thảo luận nhóm
11. TÀI LIỆU DẠY HỌC 1. Tài liệu giảng dạy 1. Tài liệu giảng dạy
Bài giảng Hóa sinh - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng : Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch trường Đại học Y Dược Hải Phòng biên soạn ( Lưu hành nội bộ)
2. Tài liệu tham khảo
1. Miễn dịch học ( giáo trình giảng dạy của bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội – Nhà xuất bản y học 2011)
2. Sinh lý bệnh bệnh học – (Sách giáo trình giảng dạy của bộ môn Sinh lý bệnh –Miễn dịch-Trường Đại học Y Hà Nội – Nhà xuất bản y học 2008) 3. Pathophysiology – Seventh edition – ELSEVIER
4. Ivan Roitt: Essential immunology (bản dịch của bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh Trường Đại học Y Hà Nội, dùng cho tập huấn chuyên ngành Miễn dịch học các trường Đại học Y toàn quốc 1992)
5. Deboeck Universite’: Immunologie
6. Medscape.com & msdmanuals.com : “thuvienykhoa.com”, “hpmulib.vn”
12. PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ
1. Thi lý thuyết:
+ Hình thức: đặt ra một số câu hỏi ngắn để đánh giá kiến thức của học viên về môn Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng đã học ở bậc đại học
+ Yêu cầu: học viên nhớ - hiểu các kiến thức của môn học Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng đã học ở bậc đại học