Tác giả tiến hành thực nghiệm dạy học ở Trường THPT Hai Bà Trưng – Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong tháng 12 năm 2019. Nhóm thực nghiệm là lớp 11A1 có 39 học sinh, nhóm đối chứng là lớp 11A2 có 36 học sinh. Sử dụng thiết kế kiểm chứng kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương bằng phép kiểm chứng T_test độc lập.
Kết quả kiểm chứng trước tác động là kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng lần 1 và sử dụng phép kiểm chứng t_test độc lập để xác định khả năng chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) có xảy ra ngẫu nhiên hay không của hai nhóm đã có. Nếu p>0,05, chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của học sinh qua bài 3 - Đại số và giải tích 11: Cấp số cộng: là điểm kết quả bài kiểm tra viết mà tác giả đưa ra và sử dụng phép kiểm chứng t_test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nếu p<=0,05, chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa, kết quả chênh lệch nếu nghiêng về
phía lớpthực nghiệm sẽ là do tác động (giải pháp của đề tài đã áp dụng).
Về năng lực tự học, hợp tác, công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề của một chủ đề bài học ở lớp thực nghiệm: là điểm kết quả các sản phẩm của học sinh baogồm:
+ Bài thuyết trình PowerPoint + Phiếu học tập
+ Phiếu kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật khăn trải bàn
+ Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm + Bài thu hoạch nhóm, cá nhân qua hệ sinh thái Office 365
+ Hoạt động học tập qua trò chơi, game show nhờ công cụ hỗ trợ Kahoot, Forms.
+ Điểm đánh giá của giáo viên (ĐGV) từ Phiếu giáo viên đánh giá (gồm điểm đánh giá bài thuyết trình PowerPoint, phiếu học tập, bài tập nhóm).
+ Điểm học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm (ĐTĐG) từ Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm được tính theo công thức:
ĐHS=(((ĐTĐG) x 2) + ĐGV)/3