Tổng kết, kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng hệ sinh thái office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy cấp số cộng (Trang 43)

Bước 1: Tổng kết

Hình thức tổ chức dạy học:

- Tổ chức tình huống học tập thông qua khởi động đóng vai là 1 nhân viên ngân hàng, trò chơi “Đội nào nhanh nhất” bằng hình thức xếp diêm.

-Củng cố bài học qua hoạt động Game show nhờ ứng dụng công cụ hỗ trợ

dạy học Kahoot bằng cách cho các đội, nhóm tham gia trên trang kahoot.it và thông qua các phiếu học tập trên OneNote Class Notebook, bài kiểm tra trắc nghiệm trên Forms.

- Rèn luyện kỹ năng và củng cố nội dung kiến thức bài học thông qua Học sinh vận dụng các kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế về cấp số cộng để tiếp thu kiến thức về chuyên đề “Cấp số cộng”. Đồng thời hình thành cho học sinh các kĩ năng khác:

+ Phát triển kĩ năng tự học, biết thu thập và xử lí thông tin, lập bản đồ tư duy, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ, làm báo cáo nhỏ, trình bày ở lớp, trước tổ.

+ Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet. + Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên. + Viết và trình bày trước đám đông.

+ Làm quen với môi trường học tập sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập Kahoot, hệ sinh thái Office 365 như Forms, Teams, Class Notebook, … vì vậy mà học tập và làm việc tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức và phát huy khả năng sáng tạo.

Bước 2: Hoàn thiện bảng KWL

Kỹ thuật dạy học: Thảo luận nhóm

Giáo viên: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về nội dung cột L trong bảng KWL và hoàn thiện bảng KWL sau đó gọi lần lượt đại diện từng nhóm học sinh lên trình bày nội dung của bảng KWL.

Bảng KWL

Tên bài học: ... ……… Tên học sinh: ………..Lớp: ……Trường THPT Hai Bà Trưng

K W L

(Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Những điều đã được học)

- ……… ……… -………. …… -……….……….. - ……… ……… - ……… … - ……… ….. - ……… ……… - ……… … - ……… …..

Học sinh: Thảo luận nhóm hoàn thiện bảng KWL sau đó cử đại diện nhómtrình bày nội dung của bảng KWL.

Giáo viên: Cho điểm bảng KWL của từng nhóm.

Giáo viên: Nhận xét, kết luận bảng KWL

Nếu không đủ thời gian phần này giáo viên có thể giao cho các nhóm về nhà hoàn thiện và gửi vào tường của Class Notebook sau giờ học.

Bước 3: Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm

Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Giáo viên: Phát Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm cho mỗi học sinh và mô tả, giải thích nội dung Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm sau đó hướng dẫn học sinh cho điểm các tiêu chí trong phiếu và yêu cầu họcsinh hoàn thiện Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm.

Phiếu tự đánh giá theo nhóm

Họ tên người đánh giá:……… Nhóm:………...Lớp:…….. Trường THPT Hai Bà Trưng 3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm

Tinh Đóng Tham Đưa góp thần

Nhiệt gia tổ ra ý trong Hiệu hợp

tình chức kiến việc quả Tổng

Thành viên trách tác, quản hoàn công điểm

tôn

nhiệm trọng, giá thành việc lắng nhóm trị báo cáo nghe 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.

Học sinh: Hoàn thiện Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm nộp cho nhóm trưởng, nhóm trưởng về nhà tổng hợp kết quả báo cáo giáo viên.

Bước 4: Kiểm tra 20 phút

Giáo viên: Cho học sinh kiểm tra 20 phút nhằm đánh giá năng lực vận dụng chủ đề đã học để giải quyết các bài toán cấp số cộng trong chương trình toán học 11 và những bài toán trong thực tế, năng lực tính toán, năng lực sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của tất cả học sinh trong lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng. Đề kiểm tra được xây dựng logic, khoa học, đưa ra được nhiều tình huống cần giải quyết để từ đó đánh giá được năng lực vận dụng và giải quyết các bài toán về chủ đề đã học, năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Bài tập kiểm tra được đưa lên nhờ Microsoft Form trong hệ sinh thái Office

365 nên học sinh có thể chủ động làm bài và biết được ngay kết quả bài làm của mình sau khi kết thúc quá trình làm bài kiểm tra. Do vậy, học sinh sẽ chủ động

đánh giá khả năng của mình trong thời điểm hiện tại để kịp thời khắc phục và trang bị cho mình những kiến thức còn thiếu sót trong bài học.

Bài kiểm tra 20 phút trên Microsoft Forms

Báo cáo kết quả kiểm tra trên Microsoft Forms

Bảng điểm kiểm tra trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

NHÓM THỰC NGHIỆM (LỚP 11A1 )

Điểm KT Điểm KT

STT Họ đệm Tên trước tác sau tác

động động

1 Nguyễn Tuấn An 7 9

2 Ngô Bùi Phương Anh 8 9

3 Nguyễn Tuấn Anh 7 9

4 Đỗ Thùy Dương 8 7

5 Lê Thùy Dương 8 7

6 Đào Nguyễn Anh Đạt 7 8

7 Phạm Tùng Duy 8 8

8 Nguyễn Trường Giang 8 9

9 Nguyễn Minh Thu Hà 7 8

10 Nguyễn Thị Thanh Hà 7 7

12 Kiều Đình Hải 8 9

13 Đỗ Hồng Hạnh 8 7

14 Ngô Thị Thu Hiền 7 9

15 Vũ Trung Hoa 9 9

16 Nguyễn Thị Hương 7 9

17 Lại Thúy Hường 7 8

18 Trần Quang Hữu 8 8

19 Đỗ Thị Thùy Lâm 7 7

20 Nguyễn Hiền Y Linh 8 8

21 Nguyễn Phương Linh 7 8

22 Nguyễn Phương Linh 7 7

23 Nguyễn Thị Khánh Linh 8 8

24 Nguyễn Huỳnh Trà My 7 7

25 Nguyễn Phùng Thảo My 7 8

26 Nguyễn Thị Khánh My 7 8

27 Nguyễn Hải Nam 8 8

28 Nguyễn Thị Nga 8 9

29 Nguyễn Phương Thanh 9 9

30 Đào Thạch Thảo 7 7

31 Đào Thanh Thảo 7 8

32 Đỗ Thị Thu Trang 8 9

33 Lê Kiều Trinh 8 8

34 Lê Duy Minh Tú 7 8

35 Nguyễn Ngọc Tú 8 8

36 Ngô Đức Tùng 7 8

37 Phan Thị Út 7 8

38 Lê Thị Hải Yến 7 7

NHÓM ĐỐI CHỨNG (LỚP 11A2)

Điểm KT Điểm KT

STT Họ đệm Tên trước tác sau tác

động động

1 Ngô Đức Anh 7 8

2 Nguyễn Lê Quỳnh Anh 8 8

3 Nguyễn Minh Anh 6 7

4 Nguyễn Quỳnh Anh 8 8

5 Nguyễn Thị Thu Anh 7 7

6 Nguyễn Thị Kim Chi 6 7

7 Trần Linh Chi 7 8

8 Ngô Quang Đức 7 7

9 Nguyễn Hoàng Đức 7 8

10 Lê Văn Hải 7 7

11 Nguyễn Thị Mai Hạnh 8 7

12 Bùi Thế Hoàng 7 7

13 Lưu Việt Hoàng 8 8

14 Nguyễn Việt Hoàng 7 7

15 Hoàng Thị Huyền 7 7

16 Nguyễn Ngọc Khánh 8 9

17 Hoàng Vinh Luật 8 7

18 Hoàng Mai Linh 7 9

19 Nguyễn Thị Mai 7 8

20 Nguyễn Thị Ngọc Mai 8 7

21 Nguyễn Kim Ngân 7 8

22 Đỗ Linh Ngọc 7 7

23 Nguyễn Đinh Quang 8 7

25 Hoàng Thị Thu Thủy 7 6 26 Ngô Đức Toàn 9 8 27 Nguyễn Hà Trang 7 7 28 Trần Thu Trang 8 8 29 Trần Thùy Trang 7 8 30 Vũ Duy Trường 7 7

31 Nguyễn Anh Tuấn 7 8

32 Hoàng Thanh Tùng 8 8

33 Đỗ Thị Thu Uyên 7 7

34 Nguyễn Thị Thu Thảo 7 8

35 Trần Thị Út Thơm 8 8

36 Nguyễn Thị Thu 7 7

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU TRONG NHÓM VÀ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Sản phẩm nhóm 1: Tìm hiểu ngân hàng Nông nghiệp

Sản phẩm nhóm 2: Tìm hiểu ngân hàng Đông Á

Sản phẩm của nhóm 4. Tìm hiểu ngân hàng BIDV

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRÊN HỆ SINH THÁI OFFICE 365

Kế hoạch dạy học được xây dựng trên Class Notebook

Giao diện không gian lớp học của học sinh xem tài liệu

Giao diện không gian lớp học của một học sinh

Giao diện kiểm tra kết quả phản hồi và điểm trung bình của học sinh

PHẦN 3: THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ I. Mục đích và phương pháp thực nghiệm

- Mục đích:Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của giải pháp áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực 3 lần 3, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, khi giảng dạy chủ đề “Cấp số cộng” cho học sinh lớp 11 THPT trên hai phương diện:

+ Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực vận dụng kiến thức về cấp số cộng để giải quyết các bài toán thực tế có đạt hiệu quả rõ rệt không (Học sinh giải quyết được đa dạng các dạng bài toán cấp số cộng trong thực tế)?

+ Có phát triển các năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề của một bài toán và của một chủ đề bài học cho học sinh không?

- Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng 01 giáo án áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực 3 lần 3, mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề dạy ở lớp thực nghiệm so với giáo án có nội dung tương ứng nhưng không áp dụng giải pháp trên dạy ở lớp đối chứng.

II. Tổ chức thực nghiệm

Tác giả tiến hành thực nghiệm dạy học ở Trường THPT Hai Bà Trưng – Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong tháng 12 năm 2019. Nhóm thực nghiệm là lớp 11A1 có 39 học sinh, nhóm đối chứng là lớp 11A2 có 36 học sinh. Sử dụng thiết kế kiểm chứng kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương bằng phép kiểm chứng T_test độc lập.

Kết quả kiểm chứng trước tác động là kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng lần 1 và sử dụng phép kiểm chứng t_test độc lập để xác định khả năng chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm (lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) có xảy ra ngẫu nhiên hay không của hai nhóm đã có. Nếu p>0,05, chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của học sinh qua bài 3 - Đại số và giải tích 11: Cấp số cộng: là điểm kết quả bài kiểm tra viết mà tác giả đưa ra và sử dụng phép kiểm chứng t_test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nếu p<=0,05, chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa, kết quả chênh lệch nếu nghiêng về

phía lớpthực nghiệm sẽ là do tác động (giải pháp của đề tài đã áp dụng).

Về năng lực tự học, hợp tác, công nghệ thông tin, giải quyết vấn đề của một chủ đề bài học ở lớp thực nghiệm: là điểm kết quả các sản phẩm của học sinh baogồm:

+ Bài thuyết trình PowerPoint + Phiếu học tập

+ Phiếu kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật khăn trải bàn

+ Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm + Bài thu hoạch nhóm, cá nhân qua hệ sinh thái Office 365

+ Hoạt động học tập qua trò chơi, game show nhờ công cụ hỗ trợ Kahoot, Forms.

+ Điểm đánh giá của giáo viên (ĐGV) từ Phiếu giáo viên đánh giá (gồm điểm đánh giá bài thuyết trình PowerPoint, phiếu học tập, bài tập nhóm).

+ Điểm học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm (ĐTĐG) từ Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm được tính theo công thức:

ĐHS=(((ĐTĐG) x 2) + ĐGV)/3

III. Kết quả thực nghiệm

Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược là phương pháp ngày càng được phát triển. Nguyên lý chung của phương pháp này là học sinh sẽ tự tìm hiểu nội dung bài học ở nhà qua mạng, sau đó tại lớp, học sinh sẽ tương tác cùng giáo viên và các bạn khác để củng cố nội dung kiến thức.

Phương pháp này giúp học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kĩ năng, đồng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng

cố kiến thức, đi sâu hơn vào nội dung bài học. Nghiên cứu này đã đề xuất được quy trình chung và quy trình thiết kế, sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học với sự hỗ trợ của công cụ Kahoot, một số ứng dụng trong hệ sinh thái Office 365 như: Forms, Teams, Class Notebook, ... giáo viên có thể tham khảo quy trình này để xây dựng những bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học, phát triển năng lực tự học của học sinh.

Hiệu quả sử dụng mô hình lớp học đảo ngược và ứng dụng công nghệ thông tin chủ đạo là hệ sinh thái Office 365 nhằm bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của học sinh cho học THPT qua bài 3 – Cấp số cộng được nâng cao, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất là việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực vận dụng kiến thức vềcấp số cộng được nâng lên rõ rệt. Bằng việc xây dựng giáo án giảng dạy khoa học; áp dụng triệt để phương pháp dạy học giải quyết vấn đề kết hợp với các kỹ thuật dạy học đa dạng, linh hoạt đảm bảo logic, khoa học đặc biệt là kỹ thuật dạy học tích cực 3 lần 3 để giải quyết vấn đề đã giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, với hệ thống ví dụ minh họa và bài tập áp dụng phong phú, khoa học với nhiều tình huống cần giải quyết, chủ đề đã giúp phát triển phẩm chất và năng lực vận dụng kiến thức về cấp số cộng để giải quyết các bài toán thực tế, đồng thời phát triển năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của một bài toán và năng lực giải quyết vấn đề của một chủ đề bài học cho học sinh.

Thứ hai là học sinh đượcphát triển năng lực tự học.Trước đây, đa số các em cho rằng tự học có nghĩa là thầy cô giáo giao cho chuẩn bị ở nhà, các em đọc tài liệu và chuẩn bị ở nhà là xong. Hơn nữa, các em chưa đánh giá đúng vai trò của việc nhìn lại và điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời. Đề tài được thực hiện với kỹ thuật 3 lần 3, Kĩ thuật KWL làm việc nhóm trên lớp và về nhà thông qua hệ sinh thái Office 365, ứng dụng hỗ trợ dạy học Kahoot là một giải pháp hữu ích, giúp các

em phát triển năng lực tự học một cách đầy đủ và khoa học, không chỉ cho học tập mà còn trong cuộc sống sau này.

+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt cho mình mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.

+ Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp theo yêu cầu nhiệm vụ học tập.

+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Thứ ba là học sinh được phát triển năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin. Ở đề tài này, thông qua việc giáo viên phân nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận và chuẩn bị bài thuyết trình trên PowerPoint, Class Notebook ở nhà, sử dụng ứng dụng Kahoot, Form, Teams để củng cố lại kiến thức, ... đã góp phần phát triển năng lực công nghệ thông tin cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên cũng đã tổ chức hoạt động nhóm do đó các em cần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành các nhiệm vụ được giao (hợp tác, hỗ trợ nhau để cùng giải quyết vấn đề), từ đó phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.

Cụ thể:

- Phân tích và đánh giá về phẩm chất và năng lực vâ ̣n dụng kiến thức về cấp số cộng để giải các bài toán thực tế, năng lực tính toán, năng lực sáng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng hệ sinh thái office 365 và mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua bài dạy cấp số cộng (Trang 43)