- Chế độ xe khởi động: Khi xe bắt đầu khởi động ở với tải thấp, bướm ga động cơ mở nhỏ, thì chỉ có môtơ (MG2) làm nhiệm vụ kéo xe
3.3.So sánh và đánh giá kết quả mô phỏng.
Bảng 3.3: Kết quả so sánh giữa xe thông thường và xe hybrid
phần phát thải đều giảm rõ rệt so với xe thông thường, cụ thể: - Lượng tiêu thụ nhiên liệu giảm 32,35%
- Thành phần: HC giảm 44% CO giảm 45,66% NOx giảm 27%.
Đồng thời so sánh đồ thị làm việc của cùng một động cơ khi ở hệ hybrid với khi ở hệ thông thường, ta thấy động cơ trong hệ hybrid phần lớn làm việc trong vùng tối ưu hơn, khả năng leo dốc và gia tốc của xe tốt hơn.
Hình 3.17: Đồ thị các điểm làm việc của động cơ trong xe máy thông thường.
Tiêu hao nhiên liệu (lit/100km) HC (g/km) CO (g/km) NOx (g/km) Xe thông thường 3,4 0,863 8,184 0,486 Xe hybrid 2,3 0,483 4,447 0,355
Từ kết quả trên cho thấy với xe hybrid, lượng nhiên liệu tiêu thụ và các thành
• Kết luận: Với xe máy dử dụng hệ dẫn động hybrid hỗn hợp song song-nối tiếp với bộ bánh răng hành tinh đã cho kết quả hoạt động của động cơ tốt hơn, từ đó giảm đáng kể lượng tiêu thụ nhiên liệu và các thành phần khí thải độc hại. Tuy nhiên, với việc phối hợp các thành phần trong hệ dẫn động và chiến lược điều khiển đã nêu ở trên của mô hình này, thì hiệu quả chủ yếu khi xe chạy trong điều kiện đường đô thị (vận tốc thấp, thường xuyên phanh, dừng xe...).
KÉT LUẬN
Qua thời gian làm đồ án, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
Khổng Vũ Quảng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm, chúng em đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu thiết kế và tính toán phối hợp nguồn động lực trong xe hybrid”.
Đề tài đã đưa ra và tìm hiểu về công nghệ hybrid trên xe hơi, một công nghệ đang là giải pháp thay thế cho xe hơi truyền thống. Với khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm các thành phần phát thải độc hại một cách đáng kể, thì công nghệ này đã đáp ứng được vấn đề cấp thiết trên toàn cầu về sự ô nhiễm môi trường, cũng như sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu dầu mỏ. Đồng thời, do có mô-tơ điện hỗ trợ trong quá trình hoạt động mà xe hybrid cho khả năng vận hành linh hoạt, tăng tốc tốt hơn xe thông thường.
Với những ưu điểm như trên, ngày càng có nhiều hãng sản xuất xe hơi tập trung nghiên cứu, phát triển loại xe hybrid, cũng như chính phủ các nước cũng có nhiều chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng loại xe này. Bởi vậy trong tương lai gần, xe hybrid là một giải pháp thay thế mang tính hiệu quả đối với ngành công nghiệp ôtô, xe máy.
Bên cạnh việc tìm hiểu, phân tích các dạng của công nghệ hybrid, đề tài của chúng em còn đưa ra phương pháp phối hợp một hệ động lực hybrid cho xe máy, và tiến hành chạy mô phỏng trên phần mềm ADVISOR. Kết quả mô phỏng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm nhiên liệu tiêu thụ và các thành phần phát thải, từ đó có thể đưa ra một hướng phát triển mới cho việc sản xuất xe máy, một loại phương tiện giao thông đang rất phổ biến và chiếm số lượng nhiều ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đề tài này còn một số hạn như chưa đưa ra được một mô hình thực tế để kiểm nghiệm do vấn đề về thời gian, điều kiện thí nghiệm chưa cho phép để có số liệu chính xác cho việc mô phỏng... Đồng thời, ở thời điểm hiện tại công nghệ hybrid cho các phương tiện giao thông vẫn chưa được áp dụng phổ biến do chi phí sản xuất còn cao hơn công nghệ thông thường.
Chúng em hi vọng rằng qua đề tài này sẽ tạo tiền đề và cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu sâu hơn nữa công nghệ hybrid trong nghành Động cơ đốt trong và Viện Cơ Khí Động Lực, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Và mong rằng các bạn sinh viên khóa sau có thể dựa trên đây để tiếp tục nghiên cứu phát triển đề tài này
nhằm đưa ra mộtmô hình thực tế dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo.
Trong quá trình tìm hiểu, trình bày đề tài chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để đề tài của chúng em hoàn thiện hơn.