Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 47)

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [24] phần mềm Microsoft Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (2018 - 2020) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm (2018 - 2020) STT Loại lợn Năm 2018 (con) Năm 2019 (con) Năm 2020 (con) 1 Lợn đực khai thác 7 5 6 2 Lợn nái sinh sản 340 287 392 3 Lợn hậu bị 100 80 40 4 Lợn con 10.027 8640 11.578 5 Lợn đực hậu bị 0 0 2 Tổng 10.474 9012 12.018

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng giảm qua các năm do bệnh dịch tả Châu Phi. Cụ thể năm 2018 số nái sinh sản là 340 con, năm 2019 số nái sinh sản giảm xuống 53 con là 287 con do thời điểm cuối năm 2019 lợn tại cơ sở mắc bệnh dịch tả Châu Phi và đến tháng năm 2020 số nái sinh sản đã tăng lên 392 con bởi trại đã tái cơ cấu đàn. Tương tự, nái hậu bị cũng có xu hướng giảm qua các năm từ 100 con năm 2017 đến năm 2018 là 80 con nhưng đến năm 2020 số nái hậu bị giảm xuống còn 40 con, mục đích chính là nhằm thay thế số lợn loại thải hằng năm vì nhiều nguyên nhân như già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật... nên trại giảm số nái nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Có thể thấy số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất vì đây là trang trại sản xuất giống hạt nhân do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lợn đực giống khai thác

cũng tăng giảm qua các năm từ 7 con năm 2018 giảm xuống còn 5 con năm 2019 và đến tháng năm 2020 tăng lên 6 con nguyên nhân lúc tăng, lúc giảm do phải loại thải những con đực giống bệnh tật, kém chất lượng.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nuôi tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái mang thai, nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc Tháng Nái mang thai

(con)

Nái đẻ, nái nuôi con (con) Lợn con theo mẹ (con) 7 36 0 0 8 35 0 0 9 30 0 0 10 40 0 0 11 0 27 433 12 0 27 457 Tổng 141 54 890

Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái mang thai: 141 con, lợn nái đẻ và nuôi con: 54 con, lợn con theo mẹ là: 890 con.

Qua việc theo dõi đàn lợn hàng ngày em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là: phải giữ chuồng trại luôn thoáng mát; không được để nền chuồng ẩm ướt vì ảnh hưởng đến lợn con; cho lợn nái ăn đúng bữa để kích thích tính thèm ăn và đủ lượng thức ăn theo quy định; cách sửa bảng thức ăn cho lợn chửa; cách tra thức ăn; không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo dẫn đến: Khó đẻ,

có thể đè chết con, tiết sữa kém; không để lợn nái ăn quá ít lợn gầy dẫn đến: dễ mắc bệnh, thiếu sữa nuôi con, lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi con và sẽ lâu động dục trở lại khi cai sữa; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng, vào những ngày mùa đông giá rét phải che giàn mát giảm quạt và phải chuẩn bị bóng úm cho lợn con…

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 11 27 24 88,89 3 11,11 12 27 26 96,30 1 3,70 Tổng 54 50 92,59 4 7,41

(Số liệu trực tiếp theo dõi lợn trong trại trong thời gian thực tập)

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng nái đẻ em được trực tiếp tham gia chăm sóc trong 2 tháng tại chuồng đẻ. Tỷ lệ nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ cao, trung bình là 92,59%. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, trung bình là 7,41%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ. Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, do cổ tử cung chưa giãn nở, một số lí do như ít vận động và do lợn nái đã già sắp đưa vào loại thải làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật cuả đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã theo dõi số lượng lợn con được sinh ra từ lợn nái tại trại. Trên cơ sở thu thập số liệu trực tiếp từ dãy chuồng em làm và kết hợp với thu thập số liệu ghi chép của trại ở các đàn lợn của trại. Số liệu được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Tháng Số lợn nái đẻ (con) Trung bình con đẻ ra/lứa(con) Trung bình con sống đến cai sữa(con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 11 27 14,27 11,67 81,78 12 27 14,18 11,56 81,52 Tổng 54 14,23 11,62 81,66

Qua bảng 4.4 cho ta thấy, các chỉ tiêu về lợn con của trại là tương đối cao.Tỷ lệ trung bình con đẻ ra/lứa là 14,23 con, tỷ lệ trung bình con sống

đến cai sữa là 11,62 con. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sau khi đẻ đến khi cai sữa có rất nhiều nguyên nhân làm cho số lượng lợn con cai sữa giảm. Các nguyên nhân có thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng hay bị chết. Cụ thể do vẫn để xảy ra tình trạng lợn mẹ đè chết con, công tác vệ sinh chuồng trại chưa được tốt. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý cần bố trí đủ nhân lực làm việc, trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecnia phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Theo Nguyễn Ngọc Thanh Yên và cs. (2018) [26], trung bình số lợn con sinh ra/lứa của lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Đan Mạch là 15,23 cao hơn so với trung bình số lợn con sinh ra/lứa tại trại.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại. sinh sản nuôi tại trại.

4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Công tác vệ sinh bao gồm: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Faremade định kỳ, pha với tỷ lệ 1/250. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

STT Công việc Số lượng yêu

cầu (lần)

Kết quả

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hằng ngày 300 289 96,33 2 Phun sát trùng trong chuồng và

xung quanh chuồng trại 30 23 76,67

3 Rắc vôi trong chuồng và xung

quanh chuồng 30 29 96,67

4 Vệ sinh tổng trại 20 20 100

Kết quả bảng 4.5 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng hằng ngày được thực hiện 2 lần/ngày, trong 5 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 289 lần, đạt tỷ lệ 96,33% số lượng yêu cầu ; phun sát trùng và rắc vôi trong chuồng và xung quanh chuồng là định kỳ 3 lần 1 tuần, em đã thực hiện được 23 lần việc phun sát trùng (chiếm 76,67%) và 29 lần việc rắc vôi (chiếm 96,67%); việc vệ sinh tổng trại định kỳ là 1 tuần thực hiện 1 lần, trong 5 tháng cần thực hiện 20 lần và em đã tham gia đầy đủ tất cả các buổi, đạt tỷ lệ 100%. Vệ sinh sát trùng chuồng trại được coi là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Trong tình hình dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thì việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại chăn nuôi là rất cần thiết. Mỗi cá nhân cần phải nghiêm

túc tuân thủ nghiêm quy trình vệ sinh, sát trùng người và các dụng cụ chăn nuôi, thực hiện theo trách nhiệm chứ không phải làm việc theo đối phó cho xong. Nếu mỗi cá nhân, không làm tốt được công tác vệ sinh phòng dịch này thì nguy cơ để trại bùng nổ dịch là rất cao và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

4.3.2. Kết quả tiêm vắc - xin phòng bệnh cho lợn nái

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc.

Trong công tác tiêm phòng dịch bệnh bằng vắc - xin, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiêm phòng các loại vắc - xin cho lợn nái theo lịch của trại và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.6. Kết quả sử dụng vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Loại lợn Phòng bệnh Loại vắc - xin Số lợn được giao tiêm (con) Số lợn an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%)

Lợn con Suyễn Mycoplasma 278 278 100

Hội chứng còi cọc Circo-pvc 189 189 100

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc - xin phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao.. Lợn con được tiêm phòng các loại vắc - xin như: suyễn, hội chứng còi cọc với tỷ lệ an toàn cao 100%. Trại thực hiện đầy đủ chương trình vắc - xin cho lợn nái, nhưng do vấn đề kỹ thuật nên em không được trực tiếp tham gia.

Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh là rất quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm

giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận. Ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc - xin như sau: Ngoài những kiến thức đã học bản thân cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc - xin cũng như: việc sử dụng vắc - xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc - xin đều có

những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc - xin. Trước khi sử dụng vắc - xin cần lắc kỹ lọ, vắc - xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắc - xin.

4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại trong thời gian thực tập tại trại.

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại STT Tên bệnh Số nái theo dõi

(con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) 1 Đẻ khó 54 4 7,41 2 Viêm tử cung 195 12 6,15 3 Viêm khớp 195 3 1,53

Qua bảng 4.7. cho thấy: Ðàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Đẻ khó, viêm tử cung, viêm khớp. Trong tổng số 195 lợn nái chửa và nái đẻ có 12 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 6,15%. Bệnh đẻ khó (7,41%) là do chủ

yếu là đàn nái ở lứa sinh sản trung bình là lứa 7 và 8 lên khả năng sinh sản kém, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn. Thấp nhất là bệnh viêm khớp(1,53%) chủ yếu là do lợn ít vận động; sàn trơn trượt, khi lợn di chuyển bị ngã gây tổn thương.

Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2017) [12] cho biết tỷ lệ bệnh viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại thấp là do môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ thoáng mát, khâu vệ sinh trước và sau khi đẻ sạch sẽ, người can thiệp bằng tay có trình độ chuyên môn cao, lựa chọn con giống tốt…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)