Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh

sinh sản nuôi tại trại.

4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới thành quả chăn nuôi. Công tác vệ sinh bao gồm: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Faremade định kỳ, pha với tỷ lệ 1/250. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

STT Công việc Số lượng yêu

cầu (lần)

Kết quả

Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hằng ngày 300 289 96,33 2 Phun sát trùng trong chuồng và

xung quanh chuồng trại 30 23 76,67

3 Rắc vôi trong chuồng và xung

quanh chuồng 30 29 96,67

4 Vệ sinh tổng trại 20 20 100

Kết quả bảng 4.5 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng hằng ngày được thực hiện 2 lần/ngày, trong 5 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 289 lần, đạt tỷ lệ 96,33% số lượng yêu cầu ; phun sát trùng và rắc vôi trong chuồng và xung quanh chuồng là định kỳ 3 lần 1 tuần, em đã thực hiện được 23 lần việc phun sát trùng (chiếm 76,67%) và 29 lần việc rắc vôi (chiếm 96,67%); việc vệ sinh tổng trại định kỳ là 1 tuần thực hiện 1 lần, trong 5 tháng cần thực hiện 20 lần và em đã tham gia đầy đủ tất cả các buổi, đạt tỷ lệ 100%. Vệ sinh sát trùng chuồng trại được coi là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

Trong tình hình dịch tả lợn Châu phi đang diễn biến phức tạp như hiện nay, thì việc nâng cao vai trò trách nhiệm của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại chăn nuôi là rất cần thiết. Mỗi cá nhân cần phải nghiêm

túc tuân thủ nghiêm quy trình vệ sinh, sát trùng người và các dụng cụ chăn nuôi, thực hiện theo trách nhiệm chứ không phải làm việc theo đối phó cho xong. Nếu mỗi cá nhân, không làm tốt được công tác vệ sinh phòng dịch này thì nguy cơ để trại bùng nổ dịch là rất cao và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

4.3.2. Kết quả tiêm vắc - xin phòng bệnh cho lợn nái

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc.

Trong công tác tiêm phòng dịch bệnh bằng vắc - xin, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiêm phòng các loại vắc - xin cho lợn nái theo lịch của trại và kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.6. Kết quả sử dụng vắc - xin phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại cho đàn lợn con tại trại

Loại lợn Phòng bệnh Loại vắc - xin Số lợn được giao tiêm (con) Số lợn an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ an toàn (%)

Lợn con Suyễn Mycoplasma 278 278 100

Hội chứng còi cọc Circo-pvc 189 189 100

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc - xin phòng bệnh trên đàn lợn nái và lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao.. Lợn con được tiêm phòng các loại vắc - xin như: suyễn, hội chứng còi cọc với tỷ lệ an toàn cao 100%. Trại thực hiện đầy đủ chương trình vắc - xin cho lợn nái, nhưng do vấn đề kỹ thuật nên em không được trực tiếp tham gia.

Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh là rất quan trọng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm

giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận. Ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc - xin như sau: Ngoài những kiến thức đã học bản thân cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc - xin cũng như: việc sử dụng vắc - xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc - xin đều có

những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc - xin. Trước khi sử dụng vắc - xin cần lắc kỹ lọ, vắc - xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắc - xin.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)