Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại
4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại trong thời gian thực tập tại trại.
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại STT Tên bệnh Số nái theo dõi STT Tên bệnh Số nái theo dõi
(con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) 1 Đẻ khó 54 4 7,41 2 Viêm tử cung 195 12 6,15 3 Viêm khớp 195 3 1,53
Qua bảng 4.7. cho thấy: Ðàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Đẻ khó, viêm tử cung, viêm khớp. Trong tổng số 195 lợn nái chửa và nái đẻ có 12 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 6,15%. Bệnh đẻ khó (7,41%) là do chủ
yếu là đàn nái ở lứa sinh sản trung bình là lứa 7 và 8 lên khả năng sinh sản kém, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ lứa đầu là chủ yếu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn. Thấp nhất là bệnh viêm khớp(1,53%) chủ yếu là do lợn ít vận động; sàn trơn trượt, khi lợn di chuyển bị ngã gây tổn thương.
Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2017) [12] cho biết tỷ lệ bệnh viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại thấp là do môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ thoáng mát, khâu vệ sinh trước và sau khi đẻ sạch sẽ, người can thiệp bằng tay có trình độ chuyên môn cao, lựa chọn con giống tốt…
Ðể hạn chế điều này theo em cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Trước khi heo nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng thuốc sát trùng Farmade pha loãng với tỷ lệ 1/250, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng.
- Tắm cho lợn trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ. Trong thời gian dịch bệnh xảy ra nhiều thì việc tắm cho lợn trước khi chuyển lên chuồng đẻ là rất cần thiết và phải thực hiện nghiêm.
- Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%). Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi).
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước và sau khi đẻ.
- Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ. - Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng.
Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại được trình bày ở bảng 4.8 dưới đây.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại
Tên
bệnh Thuốc điều trị Liều lượng
Đườn g dùng Thời gian điều trị (ngày) Kết quả Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đẻ khó Clamoxon S 1 ml/15kg TT Tiêm bắp 3 4 4 100 Oxytocin 2 ml/con Viêm tử cung Cefquinom 15% 1 ml/15kg TT Tiêm bắp 5 12 10 83,33 Viêm Khớp Pendistrep L.A 1 ml/10kg TT Tiêm bắp 3 3 2 66,67
Bệnh viêm tử cung: Em đã điều trị 12 lợn nái bị bệnh viêm tử cung trong quá trình thực tập. Ðiều trị khỏi 10 nái, đạt 83,33 % để đạt được kết quả cao trong điều trị em có dùng thêm thuốc bổ trợ như:
- Tiêm Hanprost 1ml/con để mở tử cung sau 24 giờ tiêm Oxytocin với liều 2ml/con tiêm vào mép âm môn với mục đích, kích thích tử cung co bóp đẩy các chất dịch bẩn dư thừa trong tử cung ra bên ngoài.
- Iodine 1% thụt rửa âm đạo tử cung 1 - 2 lần/ngày, làm trong 2 ngày liên tục. - Các loại thuốc trợ sức, trợ lực tiêm bắp: Gluco K (1ml/10 – 15kg TT), B. complex (1ml/10 - 15kg TT).
Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.
Còn lại do viêm quá nặng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này nên tiến hành bán loại.
Bệnh đẻ khó: Em đã điều trị 4 lợn nái bị bệnh đẻ khó trong quá trình thực tập. Trường hợp quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm Oxytocin 2 - 4ml/nái, tiêm tĩnh mạch. Trường hợp không có kết quả, phải can thiệp thủ thuật bằng tay để lấy thai ra ngoài. Sau khi can thiệp, em đã tiến hành tiêm kháng sinh Clamoxon S liều 1ml/15 kg TT trong 3 ngày đề chống viêm tử cung. Thụt rửa âm đạo liên tục 3 ngày, kết quả điều trị 100%.
Bệnh viêm khớp: Em đã điều trị 3 con và tỷ lệ khỏi chiếm 66,67%. Thuốc được sử dụng để điều trị là Pendistrep L.A, cho thấy hiệu quả điều trị đạt khá cao.Kết hợp tiêm Anagin C liều 1ml/10 kg TT nhằm giảm sốt, hạ đau.