Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nuôi tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái mang thai, nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc Tháng Nái mang thai Tháng Nái mang thai

(con)

Nái đẻ, nái nuôi con (con) Lợn con theo mẹ (con) 7 36 0 0 8 35 0 0 9 30 0 0 10 40 0 0 11 0 27 433 12 0 27 457 Tổng 141 54 890

Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái mang thai: 141 con, lợn nái đẻ và nuôi con: 54 con, lợn con theo mẹ là: 890 con.

Qua việc theo dõi đàn lợn hàng ngày em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là: phải giữ chuồng trại luôn thoáng mát; không được để nền chuồng ẩm ướt vì ảnh hưởng đến lợn con; cho lợn nái ăn đúng bữa để kích thích tính thèm ăn và đủ lượng thức ăn theo quy định; cách sửa bảng thức ăn cho lợn chửa; cách tra thức ăn; không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo dẫn đến: Khó đẻ,

có thể đè chết con, tiết sữa kém; không để lợn nái ăn quá ít lợn gầy dẫn đến: dễ mắc bệnh, thiếu sữa nuôi con, lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi con và sẽ lâu động dục trở lại khi cai sữa; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng, vào những ngày mùa đông giá rét phải che giàn mát giảm quạt và phải chuẩn bị bóng úm cho lợn con…

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Số nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 11 27 24 88,89 3 11,11 12 27 26 96,30 1 3,70 Tổng 54 50 92,59 4 7,41

(Số liệu trực tiếp theo dõi lợn trong trại trong thời gian thực tập)

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng nái đẻ em được trực tiếp tham gia chăm sóc trong 2 tháng tại chuồng đẻ. Tỷ lệ nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ cao, trung bình là 92,59%. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, trung bình là 7,41%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ. Số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, do cổ tử cung chưa giãn nở, một số lí do như ít vận động và do lợn nái đã già sắp đưa vào loại thải làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật cuả đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã theo dõi số lượng lợn con được sinh ra từ lợn nái tại trại. Trên cơ sở thu thập số liệu trực tiếp từ dãy chuồng em làm và kết hợp với thu thập số liệu ghi chép của trại ở các đàn lợn của trại. Số liệu được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Tháng Số lợn nái đẻ (con) Trung bình con đẻ ra/lứa(con) Trung bình con sống đến cai sữa(con) Tỷ lệ nuôi sống (%) 11 27 14,27 11,67 81,78 12 27 14,18 11,56 81,52 Tổng 54 14,23 11,62 81,66

Qua bảng 4.4 cho ta thấy, các chỉ tiêu về lợn con của trại là tương đối cao.Tỷ lệ trung bình con đẻ ra/lứa là 14,23 con, tỷ lệ trung bình con sống

đến cai sữa là 11,62 con. Sở dĩ như vậy là do trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con từ sau khi đẻ đến khi cai sữa có rất nhiều nguyên nhân làm cho số lượng lợn con cai sữa giảm. Các nguyên nhân có thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng hay bị chết. Cụ thể do vẫn để xảy ra tình trạng lợn mẹ đè chết con, công tác vệ sinh chuồng trại chưa được tốt. Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý cần bố trí đủ nhân lực làm việc, trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecnia phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Nếu tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Theo Nguyễn Ngọc Thanh Yên và cs. (2018) [26], trung bình số lợn con sinh ra/lứa của lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Đan Mạch là 15,23 cao hơn so với trung bình số lợn con sinh ra/lứa tại trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tín nghĩa, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)