Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kết quả thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản
4.2.1 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở
Chăm sóc nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt quá trình thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Em đã được học và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện được
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng qua các tháng Tháng Tháng
Kết quả Số nái theo dõi
(con) Số con đẻ ra (con) 8 21 254 9 18 218 10 16 193 11 19 228 12 22 276 Tổng 96 1169
Số liệu bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng được 96 con lợn nái đẻ và 1169 con lợn con theo mẹ. Em được giao theo dõi chăm sóc 96 con lợn nái đẻ nuôi con đến cai sữa. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc lợn con, theo dõi nhiệt độ ở các ô úm, bóng úm, chú ý để lợn không bị đè. Vệ sinh ô chuồng, lau bầu vú, lau mông cho lợn nái bằng bằng nước sát trùng...
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã học hỏi và củng cố được rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh chuồng nuôi đến các khâu chăm sóc lợn mẹ và lợn con như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.
Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tiêm chế phẩm RTD-FE + B12 cho lợn con vào 3 ngày tuổi. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 3 - 5 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp 1992-IP của công ty Cargill. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng.
Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con.
4.2.2. Kết quả theo dõi trực tiếp tình hình sinh sản của đàn lợn nái trong thời gian thực tập
Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại
Tháng
Số nái đẻ
(con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 8 21 21 100 0 o 9 18 17 94,44 1 5,56 10 16 14 87,5 2 12,5 11 19 19 100 0 0 12 22 20 90,91 2 9,09 Tổng 96 91 94,79 5 5,21
Kết quả Bảng 4.3 cho thấy: Trong 96 nái em được trực tiếp theo dõi có 91 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 94,79%, có 5 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,21%.
Thông qua việc theo dõi lợn mẹ trong quá trình đẻ, bản thân em đã củng cố được những kiến thức đã được học từ môn Bệnh sản khoa Thú y, cũng như tích lũy được những kinh nghiệm thực tế trong quá trình phải can thiệp cho lợn nái đẻ khó.
- Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức.
- Cách can thiệp lợn đẻ khó:
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn mẹ. Sát trùng tay, cắt móng tay, bôi gen bôi trơn để tránh làm trầy xước niêm mạc tử cung của lợn mẹ trong quá trình can thiệp.
+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, xoay lợn con theo chiều thuận nhất để đưa lợn con ra ngoài.
Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để lợn con đẻ ra không quá to dẫn đến làm cho lợn mẹ đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải có người trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong quá trình thực tập vừa
qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, thành thạo được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.