Trong thời gian thực tập tại trại, ngoài các công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái ở chuồng đẻ, em còn tham gia chăm sóc và làm công tác hộ lý cho lợn con mới sinh ra, thụ tinh nhân tạo cho lợn mẹ… Kết quả được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái tại trại Loại
lợn Tên công việc
Số con (con) Số lợn được thực hiện (con) Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Tỷ lệ an toàn sau thực hiện (%) Lợn con
Mài nanh, bấm đuôi 1.169 500 42,77 100 Nhỏ BIO-COC (uống) 1.169 500 42,77 100 Tiêm chế phẩm RTD-FE + B12 1.169 500 42,77 100
Thiến lợn con 470 215 45,74 100
Qua bảng 4.10 có thể thấy, trong quá trình thực tập em đã được hướng dẫn cũng như thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con. Trong 1169 con theo dõi đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi 500 con đạt tỷ lệ 42,77%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là nửa ngày hoặc một ngày sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau.
Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm chế phẩm RTD-FE + B12 phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống BIO-COC phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 500 con chiếm tỷ lệ 42,77%.
Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến và bấm tai cho lợn con, số lợn con em được thiến là 215 con.
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã thực hiện thành công 23 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục, kết quả là số lợn đậu thai 100%.
Trong thời gian thực tại trại lợn của ông Vũ Hoàng Lân, bản thân em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ sở thực tập. Em được tham gia tất cả các quy trình trong chăn nuôi nuôi lợn nái chửa, lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ. Thông qua đợt thực tập này đã giúp em tự tin và thành thạo trong các thao tác kỹ thuật liên quan đến quy trình Chăn nuôi lợn nái sinh sản. Biết cách chẩn đoán và điều trị cho một số bệnh thông thường, thường gặp trên đàn lợn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của ông Vũ Hoàng Lân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” em có một số kết luận sau:
- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn được thực hiện tốt theo quy trình chăn nuôi.
- Cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 12/2020 tại trại có số nái sinh sản là 126 con, lợn đực giống 2 con; lợn thịt 3581 con.
- Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.
- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái trong quá trình tháng thực tập lần lượt là: bệnh đẻ khó chiếm tỷ lệ cao nhất là 5,21%, bệnh viêm tử cung là 5,21%, tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm vú là 2,08% và bệnh viêm khớp chiếm 3,13%.
- Kết quả điều trị khỏi các bệnh trên đàn lợn nái sinh sản là: Đẻ khó đạt 100%, viêm tử cung đạt 80%, bệnh viêm vú dạt 100% và bệnh viêm khớp đạt 100%.
Các công tác khác đã thực hiện là: đỡ đẻ cho 63 nái, mài nanh, bấm đuôi lợn con, tiêm chế phẩm sắt, thiến lợn đực, cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng đều đạt tỷ lệ an toàn 100%. Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,…).
5.2. Đề nghị
Xuất phát từ thực tế sản xuất tại trại chăn nuôi của ông Vũ Hoàng Lân, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của bản thân em có một số đề nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất cho trại như sau:
- Về quy trình vệ sinh thú y: trại cần làm tốt và kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa nhất là người và phương tiện ra vào trại.
- Trại đầu tư, sửa chữa chuồng trại, mua sắm thêm nhiều thiết bị mới thay thế cho các thiết bị đã cũ kĩ và hỏng.
- Trại cần thực hiện nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như công tác tiêm phòng dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sửa lại thứ tự TLTK
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56. (Bích trước Bình).
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
3.Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông
nghiệp, TP Hồ Chí Minh.
4.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản
xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình
sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái
sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.
9. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012),
Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp,
Hà Nội (Hiên trước Hốt)
10.Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 44, 51 - 52.
11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
14.Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.
15.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, trường Đại học Hùng Vương. 16. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi
đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ
nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
17.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,
Nxb lao động xã hội, Hà Nội.
19.Nguyễn Văn Thanh (2003), “khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 10: 11 – 17.
20.Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.
21. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,
Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.
23.Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010), Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XVII(7) tr. 72 - 76.
24.Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
III. Tài liệu nước ngoài
25. Smith B.B., Martineau G., BisaillonA. (1995), “Mammary gland and Lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state
university press, pp. 40 - 57.
26. Sokol (9/1981). Neonatal coli - infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV - Kosice.
27.Vtrekaxova A.V. (1985), Disease boars and reproductive sows, Publisher of Agriculture.
28.Xobko A.L., Gia Denko I.N. (1987), Pig disease Handbook Volume I,
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Ảnh 1 : Dọn vệ sinh Ảnh 2: Thiến lợn con