1 Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của ông vũ hoàng lân, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 57)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. 1 Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán cho đàn lợn nái cùng với các kỹ sư của trại. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại. Chỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Đẻ khó 96 5 5,21 Viêm vú 96 2 2,08 Viêm tử cung 96 5 5,21 Viêm khớp 96 3 3,13

Qua bảng 4.6 cho thấy: Đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: bệnh đẻ khó, bệnh viêm vú, viêm tử cung và bệnh viêm khớp. Trong đó, lợn nái mắc bệnh đẻ khó chiếm tỷ lệ 5,21%, tiếp đến là bệnh viêm vú chiếm 2,08% và viêm tử cung chiếm tỷ lệ là 5,21%, bệnh viêm khớp là 3,13%.

Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa Hè và kín gió về mùa Đông.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới viêm phổi, chính vì vậy làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao.

Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con tại cơ sở

Trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nái kết quả được trình bày ở bảng 4.7:

Bỏ cột thuốc điều tri, liều lượng, đường dùng, thời gian điều trị viết thành phác đồ điều tri để ở trước hoặc sau bảng

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh Kết quả Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đẻ khó 5 5 100 Viêm vú 2 2 100 Viêm tử cung 5 4 80 Viêm Khớp 3 3 100

Đẻ khó

- Nái đẻ hết con tiêm Oxytocin 2 ml /nái/ngày. Và tiêm 3 ngày liên tục. - Sau ngày xong tiêm 3 - 5 mũi kháng sinh Vilamoks LA 1ml/10kg TT, tiêm bắp 1 ngày/lần.

- Thuốc sẽ tiêm vào buổi sáng với chuồng đang đẻ và buổi chiều với những chuồng đã đẻ xong.

- Đối với nái đẻ vào mùa hè sau khi đẻ xong truyền cho mỗi nái 2 chai glucose + 1 chai aminolyte để bổ sung năng lượng.

* Bệnh viêm tử cung

- Điều trị:

+ Thụt rửa bằng nước sạch hòa với 6g Gynapax + 5g Amoxiline 10%/lít nước, thụt rửa 3 - 5 ngày liên tục tùy tình trạng viêm.

+ Tiêm Oxytocin 2ml/con tiêm ngày trước khi thụt rửa. + Tiêm Vilamoks LA: 1ml/10kg TT, tiêm bắp, 1 ngày/lần.

* Bệnh viêm vú

- Điều trị:

+ Tiêm Vilamoks LA: 1ml/10kg TT, tiêm bắp, 1 ngày/lần. + Tiêm Nova Dexa 20: 1ml/15kg TT, tiêm bắp, 1 ngày/lần.

+ Sử dụng khăn thấm nước ấm khoảng 70°C để xoa bóp bầu vú của lợn nái bị viêm và đổi những con lợn con to khỏe, nhiều ngày tuổi hơn để thúc vú lợn mẹ.

2.2.4.4. Bệnh viêm khớp

* Điều trị:

+ Pendistrep 15% LA, tiêm bắp 1 ml/10 kg TT + Tiêm analgin: 1 ml/10 kg TT/1 lần/ngày Điều trị liên tục trong 3 ngày

chất lượng cần phải thay thế.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: Đã xử lý được 5 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%. Có 5 lợn nái bị viêm tử cung sau 3 ngày điều trị liên tục thì có 4 lợn đều khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 80%. Bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Bệnh viêm khớp sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

Kết quả bảng 4.7 cũng cho thấy, các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán cho đàn lợn con tại tại trại

Ngoài công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại thì em cũng được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh gặp phải ở đàn lợn con. Sau đây là kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con của trại.

Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Tên bệnh Số lợn theo dõi

(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Hội chứng tiêu chảy

1.169 122 10,44

Hội chứng hô hấp 88 7,53

Kết quả bảng 4.8. cho thấy, tình hình mắc bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại, trong 1.169 lợn theo dõi thì có 122 lợn con mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 10,44%, có 88 lợn con mắc hội chứng hô hấp chiếm 7,53%. Nguyên nhân là do

lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.

Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao.

Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ.

4.4.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con nuôi tại trại

Bỏ cột thuốc điều tri, liều lượng, đường dùng viết thành phác đồ điều tri để ở trước hoặc sau bảng

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn con tại trại Tên Tên bệnh Kết quả Số lợn điều trị (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%

Hội chứng tiêu chảy 122 113 92,62

Hội chứng hô hấp 88 83 94,32

Hội chứng tiêu chảy

- Điều trị: Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:

 Norflox 100: 1 ml/10kg TT. Tiêm bắp.

 Enrofloxacin: 1 ml/20kg TT. Tiêm bắp.

uống nước điện giải.

Hội chứng hô hấp

- Điều trị: Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau:

 Tiamulin 10%: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần.

 Ceptifur: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần

 Điều trị trong 3 - 5 ngày.

Kết quả bảng 4.9. cho thấy trong 122 lợn mắc bệnh tiêu chảy sau khi điều trị có 113 lợn khỏi bệnh chiếm tỷ lệ 92,62 %, số lợn mắc bệnh hô hấp là 88 con, sau khi điều trị khỏi 83 con chiếm 94,32 %. Tỷ lệ khỏi bệnh khá cao là do ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì em còn kết hợp với khâu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để nâng cao sức đề kháng cho lợn con đồng thời tăng cường công tác vệ sinh thú y.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của ông vũ hoàng lân, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)