Sự cần thiết và vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 32)

trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

1.3.1. Sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

Sau công cuộc đổi mới của nước ta, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, từ chỗ ăn no, mặc ấm, người dân ngày càng có nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Hàng năm số vụ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm đã được kiểm soát nhưng vẫn không ngừng gia tăng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. WHO xếp Việt Nam trong tốp 2 của bản đồ ung thư thế giới. Mỗi năm có hơn 70.000 người chết vì ung thư, trung bình 205 người một ngày mà nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con người [56]. Có thể nói, chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay. Quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện chưa có số liệu chính xác nào về tổn thất vật chất, nhưng những thiệt hại về sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người tiêu dùng thì đã rõ và được đề cập liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó phản ánh hệ thống pháp luật, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam thời gian qua còn lỏng lẻo và thiếu tính răn đe.

An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc biệt quan tâm. Giữ được ATTP trước hết nhằm bảo đảm

cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế; thứ hai là bảo đảm cho sức khỏe, thể chất và tầm vóc người Việt Nam, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm; thứ ba, ATTP bảo đảm cho một môi trường sống trong lành, thu hút đầu tư, khách du lịch, và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đánh giá đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm ATTP đối với sức khoẻ nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người Việt Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn thực phẩm [4]. Nguyên nhân chính của các yếu kém đó là do "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ [4]. Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói riêng, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm và tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP, quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của

các tổ chức, cá nhân trong bảo đảm ATTP.

Mặt khác, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 01/01/2007, nên phải từng bước tuân thủ các hiệp định của Tổ chức này, trong đó có các dịch vụ về y tế. Các hiệp định chính của WTO bao gồm: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS), Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) và Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS). Theo đó, các quy định về SPS như ghi thời hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, áp dụng các biện pháp ATTP và kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là nguyên tắc đánh giá nguy cơ hay các quy định về TBT như áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn Codex, các tiêu chuẩn quốc tế do WHO và FAO phối hợp soạn thảo... mà Việt Nam cũng như các quốc gia thành viên đều phải tuân thủ. Bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về việc thừa nhận tiêu chuẩn lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, cũng như thế giới, đặc biệt là việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm. Như vậy, các yêu cầu trên cho thấy, Việt Nam cần phải nội luật hóa các quy định của WTO, WHO, FAO, CODEX…về ATTP để có cơ sở pháp lý thực hiện tại Việt Nam.

Đã đến lúc toàn xã hội tiến lên một nấc thang mới trong việc bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình và điều quan trọng nhất là tôn trọng và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Và đây cũng chính là các lý do đòi hỏi sự cần thiết của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

1.3.2. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay

bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp.

Hệ thống pháp luật bảo đảm ATTP bằng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược, kế hoạch nhà nước trong công tác bảo đảm ATTP và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về ATTP đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý lĩnh vực này.

Đặc biệt thời gian qua, pháp luật về ATTP ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Nắm vững pháp luật về An toàn thực phẩm là trách nhiệm của nhà nước cùng các bộ, ngành liên quan, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân để nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam. Trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt qua đó tiến đến mục tiêu xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam ra toàn khu vực cũng như thế giới.

Nhìn chung có thể đánh giá vai trò của pháp luật về ATTP ở Việt Nam hiện nay qua những điểm sau:

Thứ nhất, Pháp luật về an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, đồng thời công nhận những thực phẩm đạt chuẩn bảo đảm an toàn

Bằng việc quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm. Cụ thể, điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau:

'1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; c) Quy định về bảo quản thực phẩm."

Nhằm đánh giá được mức độ bảo đảm an toàn cho thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, pháp luật về an toàn thực phẩm đã đặt ra những tiêu chuẩn nhất định cho thực phẩm và cả quá trình chế biến, phân phối thực phẩm an toàn. Những tiêu chuẩn này thường do Bộ Y tế ban hành và được gọi là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ATTP. Cụ thể, những quy chuẩn này quy định cho các vấn đề của thực phẩm an toàn như sau:

- Nước uống, nước sinh hoạt (ví dụ: Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 16/6/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống);

- Nước đá dùng liền (ví dụ: QCVN 10:2011/BYT - “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền” ngày 13/01/2011);

- Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn (ví dụ: Thông tư số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010

- Sữa và các sản phẩm từ sữa (ví dụ: Thông tư số 41/2010/TT-BYT ngày 18/11/2010 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men);

- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ (ví dụ: QCVN 11-4:2012/BYT Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi);

- Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm (ví dụ: QCVN 3- 6:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm);

- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (ví dụ: Thông tư số 04/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng);

- Giới hạn ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (ví dụ: QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm);

- Phụ gia thực phẩm (ví dụ: QCVN 4-22:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Nhóm chất nhũ hóa);

- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (ví dụ: Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm)…

Nhờ đặt ra những quy chuẩn này, việc đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Cũng từ đó có thể công nhận danh hiệu cho những sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn để chúng tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng; đẩy lùi những thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém an toàn và có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

Thứ hai, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm

Với việc quy định các điều cấm và hình thức xử phạt các cá nhân, tổ chức vi phạm, luật an toàn thực phẩm 2010 có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Cụ thể điều 5, Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:

1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Sản xuất, kinh doanh:

a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

c) Thực phẩm bị biến chất;

d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm. 8. Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh

thức ăn đường phố.

Việc quy định rõ các hành vi phạm làm cơ sở cho các cơ quan chức năng căn cứ xử lý hành vi vi phạm, mặt khác giúp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm biết và không vi phạm.

Thứ ba, Pháp luật về an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 32)