Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 70 - 77)

toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

2.3.1. Đối với các quy định của pháp luật về ATTP

+ Ưu điểm: Các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Tỉnh Đăk Lăk cũng như Thành phố Buôn Ma Thuột đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật triển khai thực hiện pháp luật về ATTP; kịp thời tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATTP đến đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nâng cao nhận thức, kiến thức về VSATTP cho quần chúng nhân dân.

+ Hạn chế:

Việc ban hành văn bản chỉ đạo điều hành còn chậm vì tâm lý chờ văn bản triển khai thực hiện của Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh Đắk Lắk. Do đó, một số lĩnh vực quản lý bị bỏ trống trong một thời gian dài, gây nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.

2.3.2. Đối với thực hiện pháp luật về ATTP:

- Phòng Y tế và phòng Kinh tế Thành phố đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, các chủ trương, kế hoạch, giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả

pháp luật về ATTP cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo ATTP, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP đã được thành lập và kiện toàn thường xuyên ở cả 02 cấp (thành phố/phường, xã), kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác ATTP trên địa bàn Thành phố, kết quả các chỉ tiêu đề ra hàng năm và trong giai đoạn đều đạt theo kế hoạch.

- Công tác truyền thông về ATTP được triển khai thường xuyên, huy động nhiều nguồn lực tham gia, kịp thời phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP và hướng dẫn điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm qua đó nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng đã có sự chuyển biến tích cực, tình trạng VSATTP đã được cải thiện đáng kể, số vụ ngộ độc thực phẩm đông người đã được kiểm soát và hạn chế ở mức thấp nhất (nhiều năm qua trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ việc ngộ độc thức ăn nào lớn, chỉ xảy ra 02 vụ với 22 người mắc, không có người tử vong), chưa có vụ việc nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ATTP, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

- Cấp phép các thủ tục hành chính về ATTP đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhờ đó người dân dễ dàng tiếp cận, thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP diễn ra thường xuyên thông qua các đợt cao điểm về ATTP hàng năm. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP còn thực hiện hoạt động thanh tra đột xuất về ATTP nhằm kịp

thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng, ATTP, những cơ sở vi phạm ATTP đều công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.

Việc bảo đảm ATTP phục vụ các sự kiện văn hóa, chính trị tại địa phương và khách du lịch triển khai có hiệu quả, đặc biệt là Lễ hội festival cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức định kỳ 02 năm 01 lần, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của Buôn Ma Thuột đến du khách trong và ngoài nước.

* Nguyên nhân ưu điểm: Công tác đảm bảo ATTP đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Thành ủy, HĐND,

UBND Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban chuyên môn, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của Thành phố và cấp ủy, chính quyền các phường, xã, đặc biệt là vai trò tham mưu của phòng y tế, phòng kinh tế Thành phố.

Vấn đề ATTP là vấn đề nóng, nhạy cảm do đó thu hút được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương tham gia cũng như sự hưởng ứng, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về ATTP.

+ Hạn chế

- Một số cấp uỷ, chính quyền phường, xã, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP, chưa xem công tác đảm bảo ATTP là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa

phương, đơn vị do đó chưa tạo được sự đồng thuận, huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo đảm ATTP.

- Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND các cấp tuy đã có chuyển biến song việc triển khai còn thụ động, mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. Phương

thức quản lý thực phẩm còn nhiều bất cập. Công tác ATTP trên địa bàn Thành phố hầu hết được giao cho ngành y tế đảm trách trong điều kiện nguồn kinh phí từ Trung ương cấp xuống bị cắt giảm theo từng năm; thiếu cán bộ chuyên trách về lĩnh vực ATTP, một cán bộ phụ trách nhiều lĩnh vực, không có chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP.

Tỷ lệ cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn được kiểm soát còn ở mức rất thấp. Chất lượng ATTP của một số sản phẩm thực phẩm chế biến thủ công, quy mô nhỏ tuy có được cải thiện nhưng vẫn là một khâu yếu. Việc quản lý ATTP ở cấp xã, phường lại gặp nhiều khó khăn, không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP, trong khi đó các hoạt động về VSATTP lại diễn ra chủ yếu ở tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ xã, phường không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm.

- Tỷ lệ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về ATTP tuy có tiến bộ nhưng ở mức trung bình; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và tỷ lệ hàng hóa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ở mức rất thấp;

- Công tác thanh tra, kiểm tra tuy được tổ chức đều khắp trên địa bàn thành phố nhưng tần xuất kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp. Mặt khác việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về

ATTP chỉ có thể thực hiện theo từng thời điểm nhất định nên dẫn đến tình trạng nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm mọi cách đối phó với lực lượng chức năng. Chế tài xử phạt còn nhiều bất cập, chưa cụ thể; việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.

Việc tổ chức thanh tra liên ngành về lĩnh vực ATTP giữa tuyến tỉnh và tuyến thành phố chưa đồng bộ, còn chồng chéo nên xảy ra trường hợp có đơn vị không được kiểm tra, có đơn vị trong một thời gian ngắn bị nhiều đoàn liên ngành của tỉnh, của thành phố kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Lực lượng thanh tra, kiểm tra ATVSTP còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế nên việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP hạn chế; chưa có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị tác nghiệp còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ATTP. - Chính quyền địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao khó cạnh tranh với thực phẩm thông thường, vì vậy chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đầu tư, nâng cao chất lượng, số lượng thực phẩm cung cấp cho thị trường.

* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

+ Nguyên nhân chủ quan

- Văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực ATTP còn chồng chéo, chưa cụ thể cho từng đối tượng quản lý, chưa quy định biện pháp khắc phục cụ thể khi bị xử phạt hành chính.

- Nhận thức trách nhiệm của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của công tác quản lý ATTP chưa đầy đủ nên sự chỉ đạo thiếu quyết liệt, triển khai thực hiện pháp luật về ATTP chưa đồng bộ.

- Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp còn hạn chế, chưa kịp thời triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các ngành chức năng về quản lý ATTP.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn chưa đồng bộ, chưa thật sự chặt chẽ.

- Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, thiếu kiên quyết.

- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP còn thiếu và lạc hậu; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu hiện

nay.

+ Nguyên nhân khách quan

- Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố đều nhỏ lẻ, kinh doanh theo quy mô hộ gia đình, do đó việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế trong thực tế là không khả thi.

- Các hóa chất, phụ gia bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm không khó mua ngoài thị trường đã tạo cơ hội và thúc đẩy cho người dân vi phạm.

- Do ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các sản phẩm còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ:

- Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột đã ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố tập trung 02 nội dung chính: thứ nhất, việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về ATTP; thứ hai đó là công tác tổ chức bộ máy, con người, tài chính; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP; phân định trách nhiệm, phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Từ việc phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP, trong đó tập trung phân tích, làm rõ 05 nhóm hạn chế chính, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, khuyết điểm trên.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột là cơ sở cho việc xây dựng những quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ATTP từ thực tiễn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở chương 3.

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TỪ THỰC TIỄN

THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 70 - 77)