Quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 77 - 81)

đoạn hiện nay

3.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

ATTP có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển đất nước ta, trở thành thách thức an ninh phi truyền thống. Bảo đảm ATTP là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, trước hết là của người đứng đầu; là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp [2]. Vì thế các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ trung ương đến cơ sở phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ này; đưa công tác bảo đảm ATTP trở thành mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về thái độ và hành vi, ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Do đó cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đưa công tác bảo đảm ATTP vào nội dung thảo luận ở các kỳ đại hội và các văn kiện, nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là một nội dung sinh hoạt thường kỳ của chi bộ nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác bảo đảm ATTP nói chung và bảo vệ bữa ăn của từng gia đình nói riêng. Qua đó các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền nâng

cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đó có công tác bảo đảm ATTP.

3.1.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền về quản lý an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm không phải là vấn đề chuyên môn sức khỏe thuần túy, mà liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh, an toàn xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốc gia... do đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm phải là công tác liên ngành và gắn liền với chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước. Công tác này phải được đầu tư nguồn lực (nhân lực, vật lực) tương xứng với yêu cầu thực tiễn. Phải coi công tác đầu tư cho an toàn thực phẩm là đầu tư cho phát triển, an toàn và an sinh xã hội. Cần phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp, hội, hiệp hội liên quan tham gia công tác xây dựng chính sách, giám sát an toàn thực phẩm; coi các tổ chức này như là “cánh tay nối dài” của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Để kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm cũng như việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm thì trách nhiệm trước hết, trên hết thuộc về chính quyền các cấp.

Theo đó Chính phủ tăng cường chỉ đạo và coi công tác bảo đảm ATTP là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo ATTP; tổ chức các cuộc họp định kỳ nghe báo cáo về ATTP để có sự chỉ đạo kịp thời. Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATTP, coi công tác bảo đảm ATTP là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa. Lồng ghép các chương trình bảo đảm ATTP vào

chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác; ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm ATTP trên địa bàn; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp và các phương tiện truyền thông để bảo đảm ATTP ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng.

Trách nhiệm của người đứng đầu cũng được xác định rõ. Trước đây theo Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định Phó chủ tịch UBND phụ trách văn xã là trưởng ban chỉ đạo VSATTP. Đến nay Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm của địa phương, chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn quản lý; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATVSTP trên địa bàn.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; bên cạnh đó ưu tiên bố trí đủ nguồn lực cho công tác này, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn [40].

Thủ trưởng các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm, các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Để nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về ATTP, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát việc thực hiện Luật ATTP, các quy định về VSATTP đối với cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, quản lý làm công tác VSATTP. Đặc biệt, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vấn đề VSATTP. Đơn cử như: Củng cố hệ thống quản lý các cấp, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan; tổ chức thanh, kiểm tra thường xuyên và đột xuất, xử lý nghiêm các vi phạm về VSATTP; nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong lĩnh vực VSATTP; quan tâm tới công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào lĩnh vực VSATTP; xã hội hóa công tác đảm bảo VSATTP, tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác này.

3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hệ thống quản lý và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm

Xây dựng quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, chuyên sâu và phổ cập nhằm đánh giá được các mối nguy hoá chất và vi sinh vật trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Đầu tư nâng cấp phòng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP, thực hiện chuẩn hoá ở các phòng kiểm nghiệm cấp tỉnh theo tiêu chuẩn thực hành "Labor tốt" và tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng phương pháp và duy trì đánh giá năng lực trình độ kỹ thuật của các phòng kiểm nghiệm định kỳ hàng năm. Đầu tư trang thiết bị

kiểm nghiệm chất lượng VSATTP. Xây dựng mô hình phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các vùng có nguy cơ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk (Trang 77 - 81)