6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. KHUYẾN NGHỊ KHÁC
3.3.1. Đố vớ KBNN Đà Nẵng
Cần tổ chức bộ phận thanh toán vốn một cách chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của KBNN đối với việc quản lý nguồn NSNN. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát chi ngân sách cho cán bộ chuyên quản nhằm phát hiện các đơn vị chi sai mục đích phân bổ dự toán ngân sách và tổ chức cho cán bộ của đơn vị đi học tập nâng cao trình độ.
Cần sắp xếp lại cán bộ kiểm tra theo hƣớng phát huy sức mạnh tổng hợp và chuyên ngành kỹ thuật, chuyên nghiệp của mỗi cán bộ tham gia.
Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện nhiệm vụ, theo đó, ngoài việc tập trung đầu tƣ trang thiết bị th ì việc đào tạo nhân lực theo từng mục tiêu phải đƣợc coi trọng đặc biệt.
3.3.2. Đố vớ P òng Tà ín – Kế oạ á quận, uyện
Để nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán tại Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện cần tăng cƣờng các nội dung sau:
- Việc lập kế hoạch phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế, không lập dự toán chi nhiều hơn thu để khi Sở Tài chính thẩm định cắt giảm là vừa. Phản ánh đúng tình hình KT-XH trên địa bàn quận, huyện để việc thực hiện lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách thực hiện đúng quy trình, đúng thực tế, mang lại hiệu quả cao.
- Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng công tác lập Báo cáo quyết toán ngân sách quân, huyện vì nó thể hiện tình hình quản lý và sử dụng ngân sách năm vừa qua có hiệu quả hay không? Rút ra những kinh nghiệm trong việc điều hành ngân sách và công tác lập dự toán trên địa bàn.
- Sử dụng thành thạo hệ thống Tabmis để phản ánh đúng việc thực hiện ngân sách, tránh hạch toán toán dẫn đến việc phản ánh dự toán không đúng
quy định.
- Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cán bộ trong công tác quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Phải có báo cáo số liệu một nhanh nhƣng chính xác khi Sở Tài chính yêu cầu báo cáo, nhất là số liệu thực hiện dự toán tại các đơn vị trên địa bàn quận, huyện. Ngoài ra, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác lập dự toán tại Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện là điều hết sức cần thiết.
3.3.3. Đố vớ UBND t àn p ố Đà Nẵng
Do định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho NSQH thƣờng giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định NSĐP. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài định mức phân bổ dự toán theo quy định, hàng năm UBND thành phố thƣờng rà soát, trình HĐND thành phố xét hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho NSQH để giảm bớt khó khăn cho địa phƣơng. Do vậy, UBND thành phố nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trƣợt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của từng quận, huyện.
3.3.4. Đố vớ Chính phủ, Bộ Tà ín
- Theo Luật NSNN thì khi HĐND quyết định dự toán ngân sách phải căn cứ vào dự toán ngân sách đã đƣợc cấp trên quyết định giao. Trƣờng hợp cấp dƣới quyết định dự toán ngân sách không phù hợp với dự toán ngân sách đã đƣợc cấp trên quyết định thì cấp trên có quyền yêu cầu điều chỉnh lại. Trƣờng hợp cấp trên quyết định, giao dự toán ngân sách không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng nhƣng khi quyết định NSĐP, địa phƣơng vẫn phải tuân thủ theo quyết định giao dự toán của cấp trên. Dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách; hạn chế tính độc lập của từng cấp ngân sách; làm cho quy trình ngân sách phức tạp và
kéo dài, việc lập dự toán, tổng hợp dự toán. Do đó, khuyến nghị xóa bỏ tính lồng ghép ngân sách, thực hiện ngân sách từng cấp độc lập, ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định, nâng cao phân cấp, phân quyền, tự chịu trách nhiệm theo Luật chính quyền.
- Theo Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành năm 2017 đã quy định: Thời kỳ ổn định NSĐP là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội. Và hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới so với năm đầu thời kỳ ổn định. Do vậy, cần quy định cụ thể “tăng thêm” là nhƣ thế nào, có thể là hệ số tùy thuộc tình hình lạm phát và giảm phát từng năm để điều chỉnh bằng hệ số. Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống tiêu chí, các nguyên tắc về bổ sung có mục tiêu gắn với các định hƣớng và chiến lƣợc phát triển ƣu tiên của từng vùng, miền và kế hoạch trung hạn cũng nhƣ quy định nguồn thu- nhiệm vụ chi gắn với những yếu tố đặc thù của từng địa phƣơng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Công tác xây dựng dự toán trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay vẫn còn có những hạn chế. Để khắc phục đòi hỏi phải hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm từ dƣới lên. Trong số những khuyến nghị đó thì khuyến nghị nâng cao chất lƣợng lập, phân bổ dự toán NSĐP là thực sự cần thiết. Bao gồm khuyến nghị lập dự toán trên cơ sở kết quả và đầu ra từ hoạt động NSNN kết hợp kế hoạch chi tiêu trung hạn cần đƣợc quan tâm đúng tầm có nhƣ vậy dự toán ngân sách mới mới thực sự hiệu quả. Đồng thời, nâng cao trình độ chất lƣợng lập dự toán của cán bộ trực tiếp làm cùng với việc đổi mới quy trình lập, quyết định và giao dự toán ở các cấp NSĐP là hết sức thiết thực.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác lập, phân bổ và giao dự toán và quyết toán NSĐP cho NSQH tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đã ngày một đổi mới về hình thức lẫn nội dung. Việc hoàn thành dự toán thu – chi của một số quận, huyện là sự minh chứng cho công tác lập dự toán thu – chi đang dần sát với thực tế. Điều đó góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của địa phƣơng, đồng thời đƣa dự toán NSĐP thực sự là một công cụ điều hành NSĐP hiệu quả.
Tuy vậy, trong dự toán thu NSNN vẫn có rất nhiều vấn đề nhƣ: nguồn thu chƣa vững chắc; cơ chế, chính sách thu liên tục thay đổi làm ảnh hƣởng đến nguồn thu; tƣơng tự dự toán chi NSĐP do chế độ, chính sách cũng có nhiều thay đổi làm ảnh hƣởng đến việc dự kiến, dự báo, thêm vào đó trong quá trình tổ chức lập dự toán vẫn còn tình trạng một số đơn vị, địa phƣơng khi tính toán sao cho số thu thấp hơn, số chi cao hơn để cơ quan cấp trên cắt giảm là vừa.
Với những khuyến nghị nêu trên, hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP cho NSQH tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng đƣợc hiệu quả, góp phần cho việc quản lý và điều hành ngân sách ở thành phố Đà Nẵng đƣợc tốt hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Đà Nẵng nói riêng, của đất nƣớc nói chung./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
T ếng V ệt
[1] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN. [2] Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 Quy
định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND. [3] Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
[4] Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 83/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
[5] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
[6] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 90/2013/TT-BTC ngày 28/6/2013 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
[7] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
[8] Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
[9] PGS.TS. Dƣơng Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý Tài chính Công, Nhà xuất bản tài chính.
[10] Lê Bá Dũng (2012), Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[12] PGS. TS. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài (2009), “Lý thuyết tài chính công”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. [13] Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
[14] Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 922/CT-TTg ngày 15/6/2011 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
[15] Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 922/CT-TTg ngày 15/6/2011 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
[16] Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
[17] Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
[18] Thủ tƣớng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
[19] UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ dự toán chi NSĐP năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp NSĐP của thành phố Đà Nẵng.
[20] UBND thành phố Đà Nẵng (2012), Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 16/7/2012 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2013.
[21] UBND thành phố Đà Nẵng (2013), Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 18/7/2013 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2014.
[22] UBND thành phố Đà Nẵng (2014), Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 17/7/2014 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2015. Website http://www.mof.gov.vn/ http://www.taichinh.danang.gov.vn/ http://ktpt.edu.vn/tap-chi/ https://voer.edu.vn/m/ban-chat-va-vai-tro-cua-ngan-sach-nha-nuoc-trong-nen- kinh-te-thi-truong/afbfe2fb